Khôi phục nghệ thuật Tattoo của Solomon

Boland Greene prepares to ink a throat tattoo on Bellona

Boland Greene prepares to ink a throat tattoo on Bellona Source: Stefan Armbruster SBS

Việc xăm mình đã bị cấm ở Solomon trong nhiều thập niên. Thế nhưng, gần đây, nghệ thuật xăm trổ truyền thống thời đại Polynesia đang dần được khôi phục. Vào tháng 8 tới đây, một thế hệ cư dân mới trên đảo Solomon sẽ hồi sinh nét đẹp cổ truyền dân tộc mình trong lễ hội Văn hóa và Nghệ thuật người Melanesia.


Nghệ thuật xăm mình một lần nữa được tôn vinh trên hòn đảo xinh đẹp Bellona của Solomon. Nghệ nhân nổi tiếng, Boland Green Kaituu đang phóng tác những nét vẽ trên cơ thể một khách hàng, với chi chít các hình xăm.

Ông cho biết những năm gần đây, bộ môn nghệ thuật này đã được phục hưng, nên cửa hàng ông lúc nào cũng nhộn nhịp người ra kẻ vào.

Thế nhưng, đằng sau sự phồn vinh đó là một câu chuyện buồn về sự cấm đoán và đàn áp của những người đến từ phương Tây.

"Trong kinh thánh hay tín ngưỡng của những người theo đạo Kito, họ cho rằng cơ thể của các con chiên chính là một ngôi đền, vì vậy khi vẻ vời trên ngôi đền ấy, tức là chúng ta đang làm ô uế hình ảnh ngôi đền của mỗi chúng ta. Đây là lí do mà những người theo đạo thiên chúa cấm đoán việc xăm mình, và họ đã ngăn cản việc này trong nhiều năm"
Throat tattoo
The throat tattoo. Source: Stefan Armbruster / SBS News
Nghệ thuật xăm mình có nhiều trường phái và nhiều thể loại khác nhau, nhưng việc xăm trên cổ được xem là một trong những nơi khó thực hiện nhất. Bởi vùng da nơi đây không bằng phẳng như ở những bộ phận khác. Vậy nên, để hình ảnh được sắc nét, chân thật, các nghệ sĩ phải làm việc cật lực, phải khéo tay và tỉ mỉ từng đường nét, nếu không sẽ cho ra một tác phẩm tầm thường.

Với người dân trên đảo Solomon, nghệ thuật này đòi hỏi phải kết hợp nhiều yếu tố, như các mực xăm, hình xăm và hoa tay. Bên cạnh đó còn phải có một kiến thức vững chắc và một niềm tin tôn giáo. Tất cả đều hội tụ trong những nghệ nhân ở Bellona.
Ông Kaituu tỏ ra tự hào khi nói về công việc mình đang làm:

"Trong quá khứ , những nghệ nhân xăm mình như tôi được gọi là Mataisau. Tôi đến từ Bellona"

Năm 1938, những người thiên chúa giáo đến truyền đạo tại Bellona, hay còn gọi là Mungiki trên đảo Polynesian. Đây là một trong những hòn đảo sau cùng ở Nam Thái Bình Dương được truyền giáo. 

Các nhà truyền đạo khi đến đây họ đã tìm cách cải hóa người dân địa phương bằng nhiều hình thức như áp bức và cấm đoán. Nhưng họ không thể ngăn được những nghệ nhân Mataisau, bởi tục xăm mình đã ăn sâu vào gốc rễ người dân Solomon.

Vậy nên, bất chấp sự ngăn cản, người dân địa phương vẫn âm thầm gìn giữ và bảo tồn nét đẹp văn hóa dân tộc, và tiếp tục lưu truyền chờ ngày phục hưng. Nghệ nhân tiếp lời.

"Họ muốn xóa sổ văn hóa bản địa chúng tôi, nhưng họ không thể hoàn thành việc này. Chúng tôi giờ đây phải đi tìm những gì thuộc về văn hóa xăm mình của chúng tôi và quyết định khôi phục nét cổ truyền đặc trưng này"
Nghệ thuật xăm mình có nhiều trường phái và nhiều thể loại khác nhau, nhưng việc xăm trên cổ được xem là một trong những nơi khó thực hiện nhất.
Những cư dân lão làng trên đảo Bellona, những người sinh sống trước khi người thiên chúa đến truyền đạo, người cuối cùng đã qua đời những năm 1970. Vậy nên, những di sản của họ vẫn còn tiếp tục lưu truyền đến tận ngày hôm nay. 

Một nhà nhân chủng học sinh ra tại Bellona, Francis Tekatoha nói rằng, việc phục hưng nghệ thuật xăm mình chính là tìm về với những gì thuộc về quá khứ, một niềm tin tôn giáo bản địa.

"Bất cứ khi nào bạn tiến hành xăm mình, tức là bạn đang muốn khắc sâu sự hiểu biết về thượng đế, in đậm niềm tin về đấng tối cao. Và ý nghĩa của nghi thức xăm mình, tức là chúng ta đang mong muốn hòa mình vào thế giới của đấng tạo hóa"

Ngày nay, những công dân trẻ trên đảo Solomon đang thách thức giáo hội công giáo, cũng như kinh thánh, bởi nhiều người dân địa phương cho rằng những giáo luật này là giả dối.

"Chúng tôi đã sinh trưởng tại đây, và chịu rất nhiều thiệt thòi. Chúng tôi không chống lại bất cứ người nào, hay nhóm người nào, bởi đây chỉ là điểm đặc trưng của một nhóm dân tộc thiểu số. Bây giờ, khi nói đến nghệ thuật xăm mình, chúng tôi chỉ nghĩ về Honiara, về các hòn đảo ở Solomon"

Bellonese là một cộng đồng thiểu số người Polynesia trong số những người Melanesia trên đảo Solomon. Nghệ thuật xăm mình của họ thể hiện sự tự tin trong bản sắc văn hóa của mình.
Ông Boland Green Kaituu là cháu trai của một thủ lĩnh tối cao, và sinh trưởng tại thủ đô Honiara. Ông cho biết thêm về thời niên thiếu dữ dội của mình:

"Tôi là một tên côn đồ trong thị trấn. Tôi không hề sợ bất kì ai cả"

Trong suốt quá trình trưởng thành, ông Kaituu thường hay qua lại với các băng nhóm tội phạm và chấm dứt bằng những năm tháng tù tội. 

Thế nhưng, ông kịp thời tỉnh giấc vào thập niên trước khi ông bắt đầu tìm hiểu nghệ thuật xăm mình truyền thống của dân tộc mình. Và giờ đây ông muốn truyền đạt lại kinh nghiệm của mình cho thế hệ tương lai.

"Tôi đang cố gắng giúp họ. Tôi dạy họ cách thức xăm, và giờ đây họ có thể kiếm tiền và tự trang trải cuộc sống của mình"

Nghệ nhân Francis Tekatoha cho biết thêm, trước đây, dụng cụ xăm được chế tác từ xương một số loại chim, nhưng giờ đây nó được thay thế bằng các loại súng xăm hiện đại. Về chất lượng thì cả hai đều cho kết quả hình xăm sắc nét như nhau. Thế nhưng phương pháp hiện đại thực hiện nhanh hơn và khách hàng có cảm giác thoải mái hơn so với dụng cụ xăm truyền thống.


Share