Số tử vong do COVID gia tăng trở lại khi các hạn chế được nới lỏng

People celebrate Denmark's first weekend of eased COVID-19 restrictions

People celebrate Denmark's first weekend of eased COVID-19 restrictions Source: Getty Images

Một lần nữa Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO kêu gọi mở rộng việc bao phủ vắc xin, trong lúc số tử vong tiếp tục gia tăng. Ngoài ra có những chỉ trích về một số quốc gia bắt đầu việc nới lỏng các hạn chế, với nhiều người cho là quá sớm.


Trong khi số ca tử vong do COVID-19 tăng mạnh trên toàn cầu, Tổ chức Y tế Thế giới WHO một lần nữa kêu gọi các quốc gia mở rộng phạm vi tiêm chủng, nhằm bảo vệ cuộc sống của người dân và ngăn chặn sự lây lan của vi rút chết người.

Được biết WHO và các đối tác toàn cầu đang cố gắng để chắn chắn mọi người có thể nhận được vắc xin, đặc biệt là những người dễ bị tổn thương nhất, chẳng hạn như những người có bệnh lý tiềm ẩn hoặc tuổi cao.

Bà Maria Van Kerkhove, từ Chương trình Y tế Cấp cứu của WHO cho biết, tổ chức này đang chứng kiến ​​một số lượng kỷ lục các trường hợp được báo cáo mỗi tuần.

“Tình hình COVID trên toàn cầu rất sôi động, khi chúng tôi đang thấy một số lượng kỷ lục các trường hợp được báo cáo cho WHO mỗi tuần".

"Mỗi ngày có từ 3 đến 4 triệu ca nhiễm mới được báo cáo và chúng tôi biết rằng, đây là con số đánh giá thấp so với số trường hợp thực sự".

"Điều đáng lo ngại là chúng ta đang chứng kiến ​​sự gia tăng số người chết và chỉ trong 4 tuần qua, chúng ta đã thấy sự gia tăng mạnh về số ca tử vong trên khắp thế giới".

"Omicron, biến thể mới nhất được quan tâm, đã nhanh chóng thay thế Delta, biến thể cuối cùng được lưu ý trên toàn cầu và điều này đã xảy ra rất nhanh chóng".

"Chúng tôi đã chứng kiến ​​đỉnh điểm rất cao trong các vụ việc trên khắp thế giới, thế nhưng không phải tất cả các quốc gia đều đạt đỉnh về các vụ việc của họ và như tôi đã nói, số người chết cũng đang tăng lên”, Maria Van Kerkhove.

Việc nầy diễn ra khi một số quốc gia, đã bắt đầu nới lỏng đáng kể các hạn chế.

Ở Đan Mạch nơi các ca nhiễm gia tăng, chính phủ đã loại bỏ hầu hết các hạn chế.

Đan Mạch có dân số 5,8 triệu người, gần một phần trăm trong số họ có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 chỉ trong một ngày vào tuần trước.

Quốc gia này đang báo cáo một trong những tỷ lệ ca nhiễm trên mỗi người cao nhất thế giới và số ca nhập viện đã đạt mức cao nhất trong mọi lúc.

Giáo sư Mike Toole là một nhà dịch tễ học của Viện Burnet ở Melbourne.

“Đan Mạch vẫn báo cáo có khoảng 40 ngàn ca nhiễm mới mỗi ngày và không thấy chiều hướng giảm xuống".

"Nên nhớ rằng dân số Đan Mạch còn ít hơn 1 phần 4 dân số nước Úc, vì vậy nếu tính theo nước Úc thì đó là con số 160 ngàn ca nhiễm mới mỗi ngày".

'Trong khi họ cho biết có ít ca nhập viện, nhưng số tử vong khoảng 22 người mỗi ngày vào lúc nầy".

'Vì vậy một lần nữa, nó tương đương với khoảng 100 người chết mỗi ngày tại Úc”, Mike Toole.

Bất chấp điều đó, chính phủ Đan Mạch tuyên bố rằng kể từ ngày 1 tháng 2, họ sẽ không còn coi COVID là một ‘căn bệnh nguy hiểm về mặt xã hội’, bãi bỏ các hạn chế, bao gồm cả việc bắt buộc đeo khẩu trang trong không gian kín và trên các phương tiện giao thông công cộng.

Trong khi đó hàng chục ngàn người vẫn phải cách ly vì kết quả xét nghiệm dương tính, thế nhưng các nhân viên đã trở lại văn phòng làm việc, các quán rượu và nhà hàng không còn phải đóng cửa lúc 11 giờ đêm, hoặc yêu cầu khách quen chứng minh việc tiêm phòng.

Hành động của Đan Mạch được các chuyên gia y tế hàng đầu của nước nầy hoan nghênh và được người dân ca ngợi, việc nầy có thể báo trước một tương lai nơi các quốc gia giàu có hơn có thể đủ khả năng sống chung với vi rút, miễn là họ có tỷ lệ tiêm chủng cao, năng lực xét nghiệm khổng lồ và cơ sở hạ tầng dữ liệu y tế mạnh mẽ.

Thế nhưng không phải mọi người đều đồng ý, Giáo sư Toole nói rằng quyết định của Đan Mạch có phần vội vàng.

“Ngay cả khi số nhập viện không gia tăng tại Đan Mạch, những gì thường được làm ngơ trong việc đưa ra các quyết định nầy là ‘tình trạng COVID lâu dài’.

"Các dữ kiện mới đây tại Anh Quốc cho thấy, cứ 7 người thì có một người bị nhiễm bệnh vẫn có các triệu chứng hơn 12 tuần lễ sau đó và có rất nhiều người như vậy".

"Vì vậy tôi nghĩ Đan Mạch hiện hành động một cách sơ sài".

"Tôi nghĩ họ có thể lấy ví dụ trước hết là giới hạn mật độ, duy trì khẩu trang trên các phương tiện giao thông công cộng và trong các tòa nhà khác".

"Sau đó khi các trường hợp giảm xuống, họ có thể giảm bớt những hạn chế đó thêm nữa”, Mike Toole.

Trong khi đó các quốc gia khác ở Bắc Âu như Thụy Điển và Na Uy hiện theo sau, trong việc bãi bỏ các hạn chế.

Giáo sư Toole nêu trường hợp của Ái Nhĩ Lan là một kiểu mẫu để so sánh với các nước Bắc Âu nên theo gương, khi giảm bớt các hạn chế từ từ.

“Các nước Bắc Âu khác không bị ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt là tại Thụy Điển".

"Nếu tôi tìm kiếm một mô hình tương đương ở Châu Âu, thì đó sẽ là Ireland".

"Hiện Ái Nhĩ Lan đang nới lỏng hầu hết nhưng không phải tất cả các hạn chế, vì vậy họ đang duy trì khẩu trang trong nhà, trên các phương tiện giao thông công cộng và hầu hết trong các tòa nhà công cộng".

"Tôi nghĩ đó là một trong những biện pháp đã được chứng minh dễ dàng nhất và ít xâm phạm nhất mà chúng ta phải có, để ngăn chặn sự lây lan”, Mike Toole.
"Vì vậy điều quan trọng là chúng ta không chỉ tăng tỷ lệ tiêm chủng để bảo vệ cuộc sống của người dân, mà còn để giảm sự lây lan nữa”, Maria Van Kerkhove.
Tại các nước thuộc Tây Âu, Ý đã thông báo rằng việc đeo khẩu trang sẽ không còn là bắt buộc khi ra ngoài trời, vì các trường hợp tiếp tục giảm.

Thế nhưng việc đeo khẩu trang ở những nơi công cộng trong nhà vẫn sẽ được duy trì.

Người Ý vẫn sẽ được yêu cầu mang theo khẩu trang và đeo nó ra ngoài trời, nếu có đám đông.

Trong khi đó tại Mỹ, một số tiểu bang có tỷ lệ lây nhiễm đang giảm dần cũng đang áp dụng các quy định về khẩu trang cho trường học và các cơ sở trong nhà, chẳng hạn như New Jersey, Connecticut, California và Delaware.

Kể từ khi biến thể Omicron được phát hiện, số ca tử vong ở Hoa Kỳ đã tăng từ 800 ngàn lên 900 ngàn, chỉ trong vòng 2 tháng.

Các viên chức của WHO gọi xu hướng này là ‘bi kịch vào thời điểm tiêm chủng hiệu quả’.

Bà Maria Van Kerkhove nhắc lại tầm quan trọng sống còn của mọi người, là phải tiêm phòng đầy đủ.

“Điều thực sự quan trọng là mọi người phải chủng ngừa khi đến lượt, thế nhưng không chỉ như vậy, điều quan trọng nữa là chúng ta phải giảm sự lây lan".

"Virus này đang lây lan khắp thế giới, với mức độ hết sức dữ dội và chúng ta cần giảm thiểu cơ hội để mọi người không bị nhiễm bệnh".

'Thứ nhất, bởi vì những người bị nhiễm bệnh có nguy cơ phát triển bệnh nặng".

"Chúng tôi cũng biết rằng những người bị nhiễm COVID-19, bị nhiễm vi rút SARS-CoV-2 cũng có thể phát triển COVID lâu dài, điều mà chúng tôi chưa hiểu rõ và chúng tôi muốn giảm nguy cơ đó".

'Chúng tôi cũng cần chắn chắn rằng, chúng tôi giảm thiểu cơ hội cho các biến thể khác xuất hiện".

'Virus càng lan rộng, thì càng có nhiều cơ hội để các biến chủng thay đổi".

"Vì vậy điều quan trọng là chúng ta không chỉ tăng tỷ lệ tiêm chủng để bảo vệ cuộc sống của người dân, mà còn để giảm sự lây lan nữa”, Maria Van Kerkhove.

Để biết được các dịch vụ y tế và hỗ trợ hiện có bằng tiếng Việt, xin vào trang mạng sbs.com.au/coronavirus.


Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share