Tại phiên tòa khẩn cấp, 6 người quốc tịch Anh đã bị xét có tội và bị hình phạt từ 1 đến 3 tháng tù, trong khi đó một cư dân địa phương bị án 2 năm tù.
7 người được xem là những người đầu tiên bị kết án trong các phiên xử nhanh chóng, sau khi bị bắt giữ trong các vụ xô xát trên đường phố nhân giải Vô địch Túc cầu Euro 2016, diễn ra tại thành phố cảng Marseille của Pháp.
6 ủng hộ viên người Anh, vài người trong số nảy đã ném chai lọ vào cảnh sát, bị kết án từ một đến 3 tháng tù.
Họ cũng bị cấm trử lại nước Pháp trong 2 năm.
Một trong các luật sư đại diện cho các ủng hộ viên bị kết án, bà Karine Laigel cho biết bà thất vọng trước bản án.
"Tôi có cảm tưởng rằng, quí vị không thể kết án một ai khi mới phạm tội du đảng lần đầu, do chẳng có một nạn nhân nào trong vụ với một bản án quá nặng".
"3 tháng tù, 2 tháng tù hay 2 năm bị cấm vào nước Pháp, đây là những biện pháp chế tài chỉ thích hợp cho những kẻ tái phạm nhiều lần và có hành vi bạo động khiến cho người khác bị thương, thế nhưng không phải là trường hợp nầy".
"Chúng ta chỉ có những người mới phạm tội lần đầu, việc nầy bỏ đi sự biện hộ của những bị các biện pháp cấm vận nặng nề như vậy, khiến cho bản án giống như làm gương cho những người khác đến đây".
Luật sư của một người Pháp bị án 2 năm tù nói rằng, bản án dành cho thân chủ của ông cũng nhằm gởi một thông điệp đến các ủng hộ viên khác.
Bản án của ông David Palmeri gồm hai tội về cướp với trường hợp gia trọng, trong đó có việc cướp một lá cờ Anh.
Luật sư Henri Viguier cho biết, bản án là quá nặng.
"Vâng tôi nghĩ ông ta bị xử án để răn đe kẻ khác, và quí vị không làm như vậy đối với một luật sư, quí vị không thể bắt một người làm gương cho kẻ khác".
Người chú của nạn nhân, ông Jean Pierre Palmeri nói rằng, cả gia đình thực sự bị sốc.
"Đó là một bản án hoàn toàn trái ngược với những gì mà người ta mong đợi từ các hành động tương tự".
"Còn ở đây, đó là một tiền lệ khiến chúng tôi kinh ngạc. 2 năm tù cho một thanh niên 26 tuổi, vốn có cuộc sống bình thường thì xem như là quá đáng".
"Chính tôi cũng khó mà hiểu được".
Một người Áo trong số ít nhất 3 người, bị án trục xuất khỏi Marseille.
Họ bị cáo buộc tội tham gia đánh nhau khiến hơn 30 người bị thương, trong tuần lễ khai mạc giải Vô địch Euro 2016.
Các ủng hộ viên người Anh, Nga và Pháp đều có dính líu.
Trong khi đó, vị chánh công tố của thành phố nói rằng, các du khách Nga đã là trung tâm trong vài vụ bạo động tệ hại nhất trong một giải vô địch.
Nhà cầm quyền Pháp tin rằng có khoảng 150 người đến Pháp, thuộc một chiến dịch có tổ chức nhằm gây xáo trộn, vài người thậm chí còn được huấn luyện để gây sự đánh nhau.
"Chúng tôi để cho UEFA giải quyết vấn đề, thế nhưng rõ ràng Nga bị đổ lỗi cho chuyện đó". Chủ tịch Liên đoàn túc cầu Anh quốc là ông Martin Glenn.
Ông Manuel Veth là sinh viên bậc tiến sĩ tại đại học King ở Luân đôn, hiện nghiên cứu về túc cầu và chính trị trong giai đoạn hậu Sô Viết.
Ông cho đài BBC biết rằng, nạn du đảng trong túc cầu xảy ra từ lâu.
"Quí vị thấy tình trạng du đảng tương tự tại Ukrain và Ba Lan, họ không uống rượu rồi đánh nhau".
"Họ chính yếu là những tên du đảng được huấn luyện, mà ngày thường, lại sống một cuộc sống chuẩn mực, không uống rượu hay hút sách, mà chỉ được huấn luyện là một tên du đảng và dường như chỉ ở trong một câu lạc bộ riêng rẻ".
"Trong quá khứ nạn du đảng là chuyện đánh nhau, và luôn luôn dính líu đến rượu".
"Họ vẫn đi xem các trận đá bóng và ủng hộ câu lạc bộ của họ".
"Thế nhưng tại đây, sự việc dường như ở một mức độ mới, đó là chuyện túc cầu là thứ yếu, trong khi đánh nhau mới là chuyện chính".
Trong khi đó, Liên đoàn Túc cầu Âu châu gọi tắt là UEFA sẽ đề ra các biện pháp kỷ luật đối với các đội tuyển Anh và Nga, sau những diễn biến mới nhất khiến cho hàng chục người bị thương.
Liên đoàn hiện điều tra các vụ lộn xộn, theo sau trận hoà nhau giữa hai đội với tỷ số 1-1 giữa đội Anh và Nga trong giải Euro 2016 tại Pháp.
Bộ trưởng nội vụ Pháp là ông Bernard Cazeneuve, ủng hộ lập trường của UEFA.
"Cần phải phạt các liên đoàn túc cầu các nước có các ủng hộ viên gây ra những vụ nầy, bên trong sân vận động là tối thiểu, thế nhưng cũng áp dụng cho những vụ xảy ra ở ngoài sân vận động nữa".
Huấn luyện viên đội Nga là ông Leonid Slutsky nói rằng, vụ bạo động của các ủng hộ viên làm thiệt hại cho thanh danh của môn thể thao.
"Thành thật mà nói, tôi không biết chuyện gì xảy ra, chúng tôi hoàn toàn chú ý vào việc chuẩn bị trận đấu và tôi cũng không biết việc gì xảy ra".
"Thế nhưng trong bất cứ tình huống nào, chẳng tốt đẹp khi đánh nhau trong các trận túc cầu".
Trong khi đó, Liên đoàn túc cầu Anh quốc nêu bật các biện pháp ngăn cách không đầy đủ, giữa cổ động viên của hai nước.
Chủ tịch là ông Martin Glenn cũng đề cập đến các biện pháp kỷ luật của UEFA đối với Liên đoàn túc cầu Nga.
"Loại chế tài nào mà UEFA chính thức buộc tội Liên đoàn Túc cầu Nga về những vụ lộn xộn trên sân cỏ, cả về những vụ bạo động của đám đông, và cũng như đốt pháo sáng và những việc khác".
"Chúng tôi để cho UEFA giải quyết vấn đề, thế nhưng rõ ràng Nga bị đổ lỗi cho chuyện đó".