Vay tiền đi học đại học như thế nào?

Graduates

Hiện có khoảng 462,411 sinh viên đang học tập tại Úc, trong đó có 22,404 sinh viên Việt Nam | Photo: AAP Source: AAP

90% các sinh viên ở Úc hội đủ điều kiện, vay tiền để đóng học phí đại học, nhưng cần hiểu các khoản vay này để làm đúng.


5 loạy vay tiền học phí

Chính phủ liên bang cung cấp một loạt chương trình cho vay học phí khác nhau trợ giúp sinh viên tiếp tục đến trường sau bậc trung học.

Cái giá phải trả cho một văn bằng cử nhân với thời gian học ba năm khoảng 32 ngàn đô la, còn ngành y lên đến 60 ngàn đô la, nằm ngoài tầm tay với của nhiều gia đình.

Andrew Norton, Giám đốc Chương trình Giáo dục Đại học thuộc Grattan Institute cho biết, sinh viên đại học hoặc theo học tại một cơ sở cung cấp chương trình giáo dục hậu Trung học, được chính phủ liên bang cho một ghế trong giảng đường (Commonweath support place, CSP) hoặc là một chỗ học phải trả học phí.

“CSP là một chỗ ngồi trong giảng đường đại học do chính phủ liên bang hỗ trợ, số tiền tài trợ này chỉ khoảng từ 2 ngàn đô la cho văn bằng cử nhân luật khoa hay cử nhân kinh doanh, lên đến trên 20 ngàn đô la cho ngành y khoa.

“Điều đó có nghĩa là giá rẻ hơn so với một khoá học với học phí toàn phần.”

The (HELP), Chương trình Cho vay Giáo dục bậc Đại học HELP gồm có năm loại cho vay.

Chính yếu là HECS-HELP.

Theo chương trình này, sinh viên có quốc tịch Úc có thể mượn tiền chính chính phủ để theo học đại học.

Andrew Norton cho biết HECS-HELP là loại hình vay học phí được nhiều người sử dụng nhất ở Úc.

“Trên thực tế tất cả mọi sinh viên cấp cử nhân ở các đại học Úc đều hội đủ điều kiện trợ giúp học phí theo chương trình HECS-HELP.

“Trong số những người hội đủ điều kiện có khoảng 90 phần trăm xin vay nợ. Đến nay, đây là loại tiền nợ thông dụng nhất. Hầu hết các sinh viên cấp cử nhân đều sử dụng chương trình này.”

Sinh viên bắt đầu trả nợ một khi kiếm được tiền ở một mức được quy định cụ thể.

“Đây loại tiền cho vay tùy thuộc vào lợi tức, có nghĩa là lúc quý vị kiếm được 54 ngàn đô la một năm thì không phải trả nợ, nhưng nếu quý vị kiếm được trên 54 ngàn một năm, thì chính phủ sẽ thu ít nhất 4 phần trăm trên tổng số lợi tức của quý vị, và sẽ tiếp tục thu tiền như thế khi hết nợ.”

Ông Norton cho biết, còn có 4 chương trình cho vay khác để trợ giúp cho sinh viên.

“Một một chương trình cho vay khác gọi là FEE-HELP, áp dụng cho những sinh viên phải trả học phí toàn phần, hầu hết dành cho các khoá học sau đại học, hay những khoá học do các cơ sở giáo dục tư đào tạo.

“Một chương trình khác gọi là SA-HELP nhằm giúp trả các lệ phí mà sinh viên phải đóng cho các dịch vụ không nằm trong lãnh vực học vấn, khoảng 300 đô la.

“Ngoài ra còn có chương trình OS-HELP nhằm trợ giúp cho các sinh viên muốn tham dự một khoá học nửa năm ở một đại học ngoại quốc.

“Và chương trình VET-FEE HELP thì dành riêng cho các khoá học cao đẳng ở các trường TAFE, trường dạy nghề.”
Student at University of Tasmania
Chính phủ liên bang cung cấp một loạt chương trình cho vay học phí khác nhau trợ giúp sinh viên tiếp tục đến trường sau bậc trung học. Source: University of Tasmania

Những con số và điều kiện ràng buộc

Không có hạn chế về tuổi tác trong chương trình cho vay HELP và sinh viên có thể lấy ra các khoản tiền vay của HECS-HELP trong suốt cuộc đời nếu họ muốn.

Với chương trình FEE-HELP thì tiền nợ tối đa là 100 ngàn đô la.

Tất cả mọi thường trú nhân và công dân Úc đều có thể được cấp một chỗ học do chính phủ liên bang hỗ trợ gọi tắt là CSP, nhưng chỉ công dân Úc mới được phép vay nợ từ chương trình HELP.

Andrew Norton cho hay các thường trú nhân phải trả học phí trước tùy theo ngành học mà họ theo đuổi.

“Nếu theo học một khoá về giảng dạy hay nghệ thuật, thì học phí phải trả mỗi năm khoảng 6 ngàn, nghĩa là khoảng 18 đến 20 ngàn đô la cho một khoá học dài 3 năm.

“Nếu theo học ngành điện toán hay kỹ sư, thì học phí mỗi năm chừng 9 ngàn, tức 27 ngàn cho một văn bằng cử nhân 3 năm.

“Những khoá học mắc tiền nhất là y khoa, nha khoa, luật và kinh doanh, học phí từ 10 ngàn 400 đô la một năm, đến 60 ngàn đô la cho ngành y khoa.”

Vẫn theo Andrew Norton, những sinh viên giữ chiếu khán nhân đạo có thể vay nợ của chương trình HELP, nhưng các loại visa khác thì không.

“Từng trường đại học cũng có thể trợ giúp thêm, nhưng nói chung điều này khá khó khăn đối với các thường trú nhân chưa có quốc tịch Úc.

“Đây là điều khá thiêt thòi đối với các thường trú nhân chưa có quốc tịch.”

Trang mạng trợ giúp học tập của chính phủ khuyến cáo các sinh viên là họ có thời gian quy định để xác nhận việc ghi danh học các môn học của họ.

Andrew Norton nói rằng thời hạn quy định là thời gian mà các sinh viên phải chịu trách nhiệm về khoản tiền nợ của họ.

“Thông thường là một vài tuần lễ. Mỗi đại học có quy định riêng, nhưng cũng chỉ một vài tuần lễ.

“Quý vị có được thời gian vài tuần đó để quyết định liệu có thích khoá học hay không. Nếu rời khỏi khoá học trước thời gian quy định, thì quý vị không nợ nần gì cả, và cũng không phải trả một đồng nào cả.”

Sinh viên có thể nhận được tiền trợ cấp để trang trải sinh hoạt phí.

“Trợ cấp Youth Allowance áp dụng cho những người trẻ lên đến 24 tuổi. Điều kiện đòi hỏi khá phức tạp, nhưng nói chung những người mà cha mẹ có lợi tức lên đến 150 ngàn đô la có thể được hưởng một ít tiền trợ cấp.

“Không nhất thiết là toàn bộ số tiền, và đó có thể là một trợ giúp có giá trị dành cho những người muốn học đại học. Nói chung hầu hết các sinh viên đều đi làm, và đây là một kết hợp giữa lợi tức mà họ kiếm được và tiền trợ cấp.”

Chính phủ quy định mức giới hạn cao nhất cho lệ phí các khoá học, nhưng theo ông Norton thì các đại học hầu hết đều tính học phí như nhau.

“Trên lý thuyết các đại học có thể tính bất cứ giá nào đến mức luật định, nhưng trên thực tế tất cả đều tính theo mức giá tối đa. Vì thế tất cả đều giống nhau.

“Đối với những chỗ học do liên bang hỗ trợ, thì quý vị chỉ phải trả cùng một khoản tiền, dù theo học bất cứ đại học nào.”

Hiện thời sinh viên có thể trả trước một phần học phí và được bớt 10 phần trăm.

Tuy nhiên, khoản tiền này sẽ bị huỷ bỏ từ ngày 1 tháng Một năm 2017.

Andrew Norton cũng tiên đoán một số chương trình cho vay sẽ thay đổi.

Ví dụ như từ năm 2017, những sinh viên đi ngoại quốc sẽ hoàn trả các khoản tiền học đã vay.

“Đây là một thay đổi quan trọng đối với những người di dân mong muốn quay lại quê nhà của họ.

“Ngay lúc này quý vị không phải trả nợ nếu chỉ có lợi tức 54 ngàn đô la một năm. Nhưng trong thời gian gần đây, chính phủ đã gợi ý cho thấy là mức lợi tức này sẽ bị giảm xuống, vì thế trong tương lai có thể mức này sẽ thấp hơn mức quy định hiện thời.”

Image
Tìm hiểu thêm các chương trình cho vay học phí:

Tìm hiểu thêm về hệ thống trường đại học ở Úc:





Share