Hạt Giống Yêu Thương (150) Gìn giữ ngôn ngữ có phải là gìn giữ bản sắc?

Supplied by NSW Department of Education

A practical workshop on goals for learning language led by educator Khanh Le (standing). Source: Supplied by NSW Department of Education

Gần 200 thầy cô giáo của hầu hết các lớp Việt ngữ ở Sydney đã tham dự hội thảo chuyên đề do Bộ Giáo dục NSW tổ chức hôm 11/6 để tái khẳng định nhu cầu của việc duy trì tiếng mẹ đẻ trong cộng đồng người Việt.


Thống kê của Bộ Giáo dục NSW cho thấy Việt ngữ là thứ tiếng được nói ở nhà nhiều thứ 5 trên toàn quốc, và nhiều thứ 3 tại NSW.

Giáo sư Liam Morgan, giảng dạy bộ môn Ngôn ngữ và Văn chương cho khóa Cử nhân Sư phạm Cấp 2 của đại học UTS, giải thích chính nhờ vậy mà người Việt ở Úc có nhiều cơ hội để duy trì tiếng mẹ đẻ.

"Cộng đồng người người Việt là cộng đồng sử dụng ngôn ngữ của họ nhiều. Điều đó có nghĩa là cộng đồng người Việt có khuynh hướng gìn giữ tiếng mẹ đẻ, họ không để mất tiếng mẹ đẻ như thường xảy ra với các cộng đồng nhỏ hơn."

"Nhưng cũng như các cộng đồng di dân khác, cái khó là làm sao duy trì tiếng mẹ đẻ cho thế hệ thứ tư thứ năm và sau đó nữa," Giáo sư Morgan nói.

Toán nghiên cứu của giáo sư Morgan đã xem xét sự hiệu quả của các trường ngôn ngữ và nhận thấy các thầy cô giáo đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong việc gì giữ tiếng mẹ đẻ cho trẻ con Việt Nam, nhưng họ nhận thấy người cần được thuyết phục hay giải thích nhiều hơn là các bậc phu huynh.

"Điều chúng tôi tìm thấy là không phải ở các thầy cô giáo mà là ở cha mẹ, họ không biết là nên nói tiếng Anh hay tiếng Việt ở nhà với con cái, và họ cần nhà trường hướng dẫn."

"Vai trò của các trường ngôn ngữ đã giải thích cho cha mẹ rằng họ nên nói tiếng Việt ở nhà bởi vì nhiều cha mẹ sợ rằng làm như vậy sẽ ảnh hưởng đến tiếng Anh của các cháu, Giáo sư Morgan nhắc nhở.

Các thầy cô giáo SBS nói chuyện cũng đồng ý vai trò của phụ huynh rất quan trọng.

Một diễn giả khác tại cuộc hội thảo, phó giáo sư Criss Jones Diaz thuộc đại học Western Sydney, khẳng định những ưu điểm của song ngữ, nhưng nhấn mạnh điều đó chỉ có thể vận dụng trong những năm đầu đời của đứa trẻ.

Nhưng thường đứa trẻ không biết ý nghĩa của việc biết hai ba thứ tiếng, và một trong những vai trò của thầy cô giáo ngôn ngữ là khuyến khích đứa trẻ.

"Một đứa trẻ lớn lên trong môi trường song ngữ hay đa ngữ có thể sẽ không thông thạo tiếng Anh, nhưng đừng quên những kỹ năng khác mà đứa bé có được trong môi trường đó. Nhiệm vụ của chúng ta là giúp cho chúng thông thạo được các thứ tiếng."

"Những đứa trẻ này có kiến thức đa dạng về ngôn ngữ và văn hóa. Các kỹ năng học hỏi, xã hội và ngôn ngữ này giúp cho đứa bé cảm thấy tự tin hơn, hiểu rõ bản sắc của nó, trở nên đa dạng về văn hóa, và thuận lợi hơn về ngôn ngữ và tri thức," Giáo Diaz cho biết.

Lời khuyên của các chuyên gia về song ngữ và giáo dục trẻ em xuất phát từ kết quả của các công trình nghiên cứu khoa học đầy sức thuyết phục.

Nhưng trên thực tế, trong bối cảnh chính trị của người Việt tại Úc các thầy cô giáo còn phải giải thích cho cha mẹ nhiều chuyện tế nhị hơn để có thể duy trì học trò trong các lớp tiếng Việt, nhất là khi mà cha mẹ của những đứa trẻ ngày nay sinh ra sau năm 1975.

Share