Ở một số nước phát triển như Hà Lan, Bỉ, Canada, Thụy Sĩ, Luxembourg và 5 bang của Mỹ, quyền được chết được coi là một trong những quyền nhân thân và nhà nước cho phép trợ tử.
Song rất nhiều người phản đối, lên án việc cho phép bệnh nhân chết là vô đạo đức. Họ cho rằng sự sống con người dù mong manh nhưng phải được tôn trọng cho đến hơi thở cuối cùng.
Ở Trung Quốc, Hàn Quốc, chỉ một số trường hợp cá biệt mới được quốc hội phê chuẩn tạm dừng điều trị, chờ cái chết đến tự nhiên. Luật pháp không công nhận "cái chết nhân đạo" và mọi hành động trợ giúp bệnh nhân chết bị coi là sát nhân.
Năm 2012, Bỉ gia nhập nhóm các nước cho bệnh nhân quyền được chết. Sau nhiều tháng tranh luận gay gắt về vấn đề này, quốc hội Bỉ đã bỏ phiếu chấp thuận dự luật với 84 phiếu thuận và 44 phiếu chống. Quyết định này khiến Bỉ trở thành nước đầu tiên trên thế giới chấp nhận tính hợp pháp của nan y tử quyền đối với công dân ở mọi lứa tuổi.
Tuy nhiên, quyết định này cũng khiến tạo nên những sự tranh luận nảy lửa trong giới y sĩ và các tổ chức tôn giáo cũng như các nhóm vận động cho quyền được chết vì bệnh nan y.
Trao "nan y tử quyền” cho trẻ em bị Hội thánh Thiên chúa giáo, Do thái giáo và Hồi giáo phản đối kịch liệt. Hàng loạt bác sĩ nhi khoa viết thư trình lên Quốc hội Bỉ phản đối điều luật này. Họ cho rằng trẻ em chưa đủ khả năng ra quyết định kết thúc cuộc sống của mình.
Tại Úc, cựu thủ tướng Julia Gillard từng hậu thuẫn cho một cuộc bỏ phiếu theo lương tâm, nhằm phục hồi quyền hạn của các lãnh thổ trong việc hợp pháp hóa nan y tử quyền. Trước đó Bắc Úc trở thành nơi đầu tiên trên thế giới hợp pháp hoá nan y tử quyền, nhưng sau đó bị chính phủ Howard huỷ bỏ.
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại