Quý vị đang nghe câu chuyện của Ngọc và Minh, hai thiếu nữ đã được, Tổ chức cứu giúp
May mắn là hai cô gái này đã được một cặp vợ chồng tốt bụng giúp liên lạc với cảnh sát Trung quốc và Blue Dragon đã đươc gọi đến nước này để đưa hai nguời vee2 VN, hai tên dụ dỗ và bán Ngoc cung Minh sang Trung quốc đã bị bắt, Blue Dragon Foundation đại diện cô gái này tại Tòa. Cả hai bị kêt án mỗi người 30 năm tù.
Sáng lập viên Blue Dragon Michael Brosowski cho biết:
"Nhiều người thường nghĩ những kẻ làm trung gian dụ dỗ trẻ vào con đường nô lệ tình dục hay bị bóc lột sức lao động, những kẻ này chắc nghèo nàn túng quẩn mới nhận làm những chuyện bất lương này?
Nhưng thực tế không nhất thiết như vậy. Bọn chúng cứ buôn bán hết em này đến em khác, mỗi em như vậy chúng nắm gọn từ 5000- 8000 Mỹ kim chứ không ít. Đây là những hành động mất nhân tính nhất mà tôi từng biết."
Trong bài viết mang tựa đề Children of the Blue Dragon ký giả Luke Williams của SBS cho biết, 13 năm trước, Michael Brosowski khi ấy 30 tuổi đang dạy học tại một trường trung học miền tây Sydney, nhưng ông đã bỏ nghề dạy, và không ngại ngần bán cả căn nhà của mình để đến VN để dạy tiếng Anh cho trẻ em.
Lúc đó Michael Brosowski chỉ muốn cuộc sống của ông được thoải mái, đỡ bị áp lực hơn vì theo ông nhịp sống của nước Úc quá bận rộn, mọi người đều cố gắng nỗ lực để được thành đạt nên cuộc sống lúc nào cũng đầy áp lực.
Quý vị cũng biết, với mức sống tại vùng quê VN, một giáo viên dạy tiếng Anh chỉ cần làm việc 20 giờ một tuần là có thể sống dư giả thoải mái.
"Bọn chúng cứ buôn bán hết em này đến em khác, mỗi em như vậy chúng nắm gọn từ 5000- 8000 Mỹ kim chứ không ít. Đây là những hành động mất nhân tính nhất mà tôi từng biết."
Tuy nhiên chẳng bao lâu sau, Michael Brosowski nhận ra rằng Việt Nam, đất nước ông đang nhận làm quê hương mới, vốn dĩ là một quốc gia có tiếng là bảo thủ, bỗng dưng lại xuất hiện nhiều thành phần nghèo khổ đến mức mà ông không thể tưởng tượng được: trẻ em vô gia cư lang thang tại khắp các công viên nơi bọn ấu dâm nhan nhãn ngày đêm, trong khi trẻ bụi đời và các công nhân tí hon cũng lem luốc lang thang trên các vệ đường.
Cha mẹ thì thường bị người lạ bắt chuyện gạ gẫm có thể giúp ghi danh cho con cái ho học tại các trường tiếng tăm, thế nhưng thực tế, chúng bị đưa vào những nhà máy xí nghiệp mà sức lao động của các em bị bóc lột đến tàn tệ và chẳng bao giờ chúng gặp được cha mẹ nữa.
Tình trạng này khiến Michael Brosowski không thể ngồi yên. Ông đã thiết lập một Tổ chức tử thiện phi chính phủ mang tên Tổ chức Rồng Xanh - Blue Dragon Children's Foundation, và từ năm 2004 đến nay, tổ chức này đã cứu được 500 phụ nữ và trẻ em khỏi bàn tay các mụ tú bà, và các hãng xưởng bóc lột sức lao động.
Bên cạnh đó 600 trẻ em bụi đời khác tại Việt Nam cũng đã được Blue Dragon Children's Foundation cứu giúp và đưa về cho gia đình, trường học, thậm chí còn giúp trả các em về những đội banh, các lớp hội họa hay thể dục thể thao mà các em đã từng tham dự nữa.
Ngoài ra, Blue Dragon còn có cả một vườn rau để các em có thể học trồng, chăm sóc bón phân và các em sẽ trực tiếp quan sát được rằng: từ chỗ không có gì trong tay, với những nỗ lực nhất định, các em sẽ gặt hái được nhiều sản phẩm thú vị do chính bản tay mình tạo ra.
Nhiều trẻ được cứu giúp nay đã trưởng thành và đang được các doanh nghiệp địa phương là đối tác với Blue Dragon nhận vào làm việc hay thực tập.
Nhờ vậy mà những trẻ bụi đời trước đây nay đã trở thành đầu bếp chuyên nghiệp, nhan viên xã hội, thợ sửa xe, thợ sửa điện thoại hay nhân viên bán hàng vv...
Mời quý vị nghe câu chuyện của một thành viên trong gia đình Blue Dragon
Phóng viên Luke Williams của SBS cho biết, khi đến tận văn phòng của Blue Dragon tại một khu vực đầy bụi bặm và khói xe ở gần trung tam thành phố Hà nội để thăm sáng lập viện tổ chức này, ông mới hiểu được tại sao Michael Brosowski lại gắn bó nhiều với VN đến như vậy.
Theo ký giả này thì Michael Brosowski là người cao ráo, hoạt bát, hay cười, có vẻ dễ chịu và dĩ nhiên nói đặc sệt giọng Úc.
Nơi Blue Dragon hoạt động thì nằm trong một căn building 6 tầng, trước đây là văn phòng của một công ty kế toán, nay được dùng làm chỗ tá túc cho các trẻ bụi đời, phục vụ thức ăn, dạy học và còn có nhiều chương trình đặc biệt khác.
Ký giả Williams kể lại là ngày ông đến viếng Blue Dragon, ông đã tận mắt thấy một đứa bé chỉ khoảng 6 tuổi đeo bám Michael như đĩa vậy, đặc biệt là khuôn mặt thằng bé vô cùng hoan hỉ. Khi Michael tiến đến nói chuyện với khách, thằng bé còn ôm quanh ngưới ông và siết chạt hơn nữa, cảnh tượng cứ như là hai cha con cá sấu cố trườn qua vũng nước đầy những con vật đồng loại khác vậy.
Thật ra đứa bé này không phải được Blue Dragon cứu giúp mà được ai đó đưa tới nơi này chỉ mới hai ngày trước, có vẻ thằng bé đã bị gia đình bỏ rơi và đang được nhân viên của tổ chức này tìm hiểu lai lịch.
Trong một căn phòng của Blue Dragon, ký giả Luke Williams thấy có hàng chục trẻ em khác đang say sưa với nhiều sinh hoạt như vẽ tranh, dọc sách, một số khác cũng đang ăn trưa, nhưng đặc biệt là trên khuôn mặt em nào cũng vui tươi thoải mái.
Nhìn vào cách sinh hoạt, vẻ mặt tươi tỉnh rạng rỡ của các em, không ai có thể phủ nhận các em đang có cuộc sống rất hạnh phúc.
Blue Dragon's family
Blue Dragon thường áp dụng rất nhiểu phương cách để cứu các em, trong đó có biện pháp cứu các em ngay từ trong hãng xưởng hoặc các động chứa, công việc này nhiều khi rất nguy hiệm vì họ phải đương đầu với bọn tội phạm có trang bị cả vũ khí nữa.
Chẳng hạn như họ lén vào các hãng xương trả lương cho các em rẻ mạt và đợi những tay chủ nhân quay mặt đi thì kéo các em chạy đi. Những em này bị bắt cóc, bị lừa gạt rằng các em đang học việc nên không được trả một đồng lương nào, trong số này chỉ có em mới 10 tuổi.
Đối với các em bị nô lệ tình dục thì có lúc thì thành viên Blue Dragon đậu xe bên ngoải, rồi giả dạng khách hàng vào trong động và nói thầm trong tai các em vể kế hoạch thoát thân, cũng có khi họ đi vào chung với cảnh sát.
Ngoài ra Blue Dragon còn giúp bào chữa cho các nạn nhân trước tòa như trường hợp của Tân mà quý vị vừa nghe.
Michael Brosowski and Blue Dragon family
Tuy nhiên động lực nào đã thúc đẩy Michael Brosowski sáng lập và tập trung vào công việc từ thiện này?
Theo lời ông kể với phóng viên Luke Williams của SBS thì thời còn niên thiếu, tức là vào khoảng thâp niên 1980, Michael Brosowski là một thiếu niên mặt mày lúc nào cũng rầu rĩ và luôn gây rắc rối trong trường.
Ông sinh trưởng tại Botany, thuộc vùng ngoại ô Sydney, cha mẹ ông làm công nhân nhà máy. Khi ông đến tuổi niên thiếu, cha mẹ ông dời nhà và di chuyển 600 cây số đến một miếng đất rộng 130 mẫu Anh tại vùng New England, thị trấn gần nhất là Bundarra có dân số tổng cộng chỉ 331 người.
Michael rất bực bội về chuyện ấy, chàng thiếu niên này không thích công viêc tay lấm chân bùn và sự bực dọc này đã đươc phản ảnh rõ nét tại trường: Cậu ta lúc nào cũng cho rằng mình học chẳng ra gì và tự cô lập trong hầu hết các giờ học.
Nhưng may mắn thay, một cô giáo mà Michael ông gọi là :Người luôn bước vào lớp học với một nụ cười sáng cả căn phòng đã giúp cậu học sinh này thoát khỏi những mặc cảm tự ti qua cách lúc nào cô cũng tin tưởng và động viên cậu.
Sau này ông cho biết:
"Cô ấy là cứu tinh của tôi. Sau đó tôi đã học hành rất tốt và cô ấy cũng đã giúp tôi thấy rõ việc tiếp cận với một người cần giúp đỡ là quan trọng đến thế nào, bất kể người ấy có những hành vi tiêu cực như thế nào."
Đó la lý do khiến ông lưu tâm đến những người bất hạnh, thế nhưng tại sao ông ấy lại chọn đến Việt Nam mà không chọn những nước khác?
Một phần vì kỷ niệm thời trung học của ông. Thời đó trường ông có một số nữ sinh là người Việt tỵ nạn.
Một hôm ông thấy một trong số họ bỗng nhiên ngồi khóc trong giờ ra chơi, ông nghĩ người bạn này chắc cảm thấy đơn độc khi đến thị trấn mới nên ông ngồi xuống kề bên và hỏi chuyện.
Lúc ấy nữ sinh này mới kể lại rằng chuyến tàu vượt biển của cô bi hải tặc cướp bóc, hãm hiếp, giết người.
Ông nghe xong lặng người vì không ngờ trong cuộc đời này lại có những chuyện kinh khủng như vậy xảy ra.
"Cô ấy là cứu tinh của tôi. Sau đó tôi đã học hành rất tốt và cô ấy cũng đã giúp tôi thấy rõ việc tiếp cận với một người cần giúp đỡ là quan trọng đến thế nào, bất kể người ấy có những hành vi tiêu cực như thế nào."
Ngoài ra trước đây, có lần Michael Brosowski cùng vài người bạn du lịch Việt Nam. Họ cắm trại tại khu vực biên giới với Cambodia.
Khi ông đang ngồi trong lều trại trong khi những người bạn khác đi dạo, thì một vài đứa trẻ người Việt trong vùng đến nhờ ông giúp làm bài tập tiếng Anh.
Sau đó một trong những bà mẹ của các em đến cảm ơn, thậm chí còn trả tiền cho ông nữa, mặc dù họ rất nghèo, tự dưng ông cảm thấy mặc cảm với sự cách biệt quá độ giữa sự nghèo khó của họ với mức sung túc của ông.
Thế là sau khi tốt nghiệp Cử nhân giáo dục, thấy có một quảng cáo cần giáo viên dạy tiếng Anh tại Hà Nội, ông nhận việc ngay.
Tại thành phố này, ông thường gặp nhiều đứa trẻ đánh giày vừa vô gia cư, vừa thất học mù chữ, nên ông tập trung lại một nhóm hơn 10 em để dạy tiếng Anh. Sau đó một sinh viên ngươi Việt tên Pham Sy Chung cũng bắt đầu dạy nhóm này các môn toán, nghệ thuật và yoga.
Thế là Michael Brosowski và Pham Sy Chung quyết định thành lậo Blue Dragon Children's Foundation vào năm 2004, trong năm đầu tiên, ngoài nhóm hơn 10 em được dạy học như đã kể, tổ chức này cung cấp chỗ ở cho 6 thiếu niên từng là trẻ bụi đời.
Và nguồn tài chánh duy nhất cho năm này là số tiển bán nhà của sáng lập viên Michael Brosowski.
"Đó là một trong những thí dụ cho thấy rõ giá trị của những kết quả này, không phải giá trị vì những gì các em có được bây giờ, mà vì những quá khứ khủng khiếp mà các em đã trải qua trước đó."
Năm nay 2016, tức 12 năm sau ngày thành lập, theo số liệu chính thức của Blue Dragon, tổ chức này đã giúp hơn 4000 em được học hành và huấn nghệ, hơn 200 thiếu niên có việc làm, cung cấp hơn 400 ngàn bữa ăn, xây hơn 80 căn nhà cho các gia đình, cứu được gần 530 trẻ em bị buôn bán, và giúp hơn 300 trẻ đoàn tụ với gia đình.
Điều đặc biệt là qua hoạt động của Blue Dragon Foundation, ông Michael Brosowski cũng đã từng nhận được nhiều danh hiệu cao quý.
Năm 2012, ông được trao tặng huân chương OAM trong dịp sinh nhật Nữ hoàng nhằm vinh danh những hoạt dộng bảo vệ quyền của trẻ em VN.
Trước đó năm 2011, ông cũng được đài CNN tặng danh hiệu Anh Hùng, tức là Hero Award nhờ những hoạt động này.
Xin mượn lời phát biểu của ông Michael Brosowski với SBS để kết thúc tiết mục Hạt giống yêu thương tối nay.
"Tôi đến đây lúc 20 tuổi và bây giờ trong gia đình chúng tôi cũng có những người trẻ đã 28 tuổi, tôi gặp các em là lúc các em còn là những thiếu niên bụi đời lang thang trên đường phố.
"Rồi các em lập gia đình và cũng có con cái. Khi dự đám cưới của các em, tôi không khỏi không xúc động, khi nhớ lại những lần đầu tiên gặp các em, các em không bao giờ dám mơ ước có bất cứ một điều gì tốt đẹp sẽ đến với cuộc đời mình.
"Đó là một trong những thí dụ cho thấy rõ giá trị của những kết quả này, không phải giá trị vì những gì các em có được bây giờ, mà vì những quá khứ khủng khiếp mà các em đã trải qua trước đó."