Hạt giống yêu thương (224) Chính quyền này là chính quyền gì?

Remains of Loc Hung Vegetable Garden on 8/1/2019

Còn lại của Vườn Rau Lộc Hưng ngày 8/1/2019 Source: Facebook Tran Bang

Chị Vũ Liên cư dân Vườn Rau Lộc Hưng từ hơn 50 năm nay, sáng 8/1/2019 đi chợ một tiếng về thấy nhà bị chính quyền đập tan tành, tối đó chị ngủ ngoài đường. Người dân Lộc Hưng đêm trước còn có nhà đêm sau màn trời chiếu đất mọi chuyện từ nấu nướng, tắm rửa vệ sinh đều nhờ vào lòng hảo tâm của người khác. Còn ba tuần nữa Tết Nguyên Đán, họ sẽ đi đâu về đâu?


Luật Đất Đai Việt Nam 1993 rồi 2004 quy định nhà dân cư ngụ tại nơi ở của họ từ trước khi luật ra mà không có tranh chấp thì được quyền đăng ký giấy sử dụng đất.

Nhiều cư dân Lộc Hưng trưng ra giấy tờ có từ thời Đệ Nhất Cộng Hòa có người có giấy từ 1930s.
Giấy sử dụng đất Vườn Rau Lộc Hưng từ thời Pháp
Giám Đốc đài Phát Tín tại Lộc Hưng. Chứng nhận phần đất này giao cho Giáo Dân Lộc Hưng sử dụng, trồng trọt tại khu vực (đính kèm sơ đồ và biên lai giao nhận) Source: Facebook Mai Trung Chinh
Từ năm 1975 đến 1999 nhà cầm quyền vẫn thu thuế nông nghiệp của người dân Vườn Rau Lộc Hưng, nhưng từ năm 1999 trở đi thì ngưng thu thuế nông nghiệp.

Năm 1999 là thời điểm có quyết định của Thủ tướng chính phủ lúc đó là Phan Văn Khải về quy hoạch đất đai, tuy nhiên quy định này cũng nói rõ là cấp quyền sử dụng đất cho dân trên phần đất mà họ đã ở ổn định không tranh chấp.
Một biên lai đóng thuế nông nghiệp cho chính quyền Việt Nam vào năm 1993 còn sót lại mà người dân VRLH may mắn còn giữ được.
Một biên lai đóng thuế nông nghiệp cho chính quyền Việt Nam vào năm 1993 còn sót lại mà người dân VRLH may mắn còn giữ được. Source: Facebook Tran Bang
Thế nhưng chính quyền đã không cấp giấy cho dân với lý do miệng "Không/chưa quy hoạch đâu, chừng nào quy hoạch sẽ báo, yên tâm đi." 

Từ 1999 nhà cầm quyền ngưng thu thuế nông nghiệp của bà con và bắt đầu có nhiều dự án miệng về khu Vườn Rau từ xây khu chung cư cao cấp, chung cư Bưu Điện đến "Xây trường học tiêu chuẩn quốc gia" như thông tin tung ra vài ngày trước đợt giải tỏa đợt 1 ngày 4/1.
Người dân VRLH sau một đêm lâm vào cảnh màn trời chiếu đất
Người dân VRLH sau một đêm lâm vào cảnh màn trời chiếu đất Source: Facebook Tran Bang
Dù là bất cứ dự án gì, không thể phá bỏ cuộc sống người dân mà không có bất cứ một cuộc thương lượng đề bù.

Trước đó vào ngày 28/12/2018 thì chính quyền Phường 6 Quận Tân Bình nơi tọa lạc Vườn Rau Lộc Hưng (VRLH) đã cho dán một thông báo lên tường về việc sẽ giải tỏa những nhà xây dựng trong năm 2018, và việc giải tỏa sẽ tiến hành trong vòng 90 ngày.

Thế nhưng chính quyền đã không làm như chính thông báo do chính họ đưa ra.

Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc chuyên bảo vệ những vụ án nhân quyền nói với RFA rằng, việc dán thông báo lên tường thay vì gởi giấy về tận nhà và thi hành giải tỏa hơn 200 ngôi nhà, đồng thời đẩy 100 hộ dân ra đường mà không tiến hành thỏa thuận đền bù là một việc làm phi pháp. Có thể nói toàn bộ quá trình giải tỏa của chính quyền phường 6 quận Tân Bình là việc làm không theo một quy định pháp luật nào.

"16 giờ 25 phút ngày 8/1/2019, nhà cầm quyền cộng sản đã chính thức đập căn nhà mới xây của tôi.
Anh Tú vừa gọi cho tôi nghe tiéng đập phá của chúng.
Tôi không muốn anh chứng kiến. Nhưng, rất bình thản, anh nói : 
- Không, anh phải tận mắt chứng kiến.
Tôm ơi, từ hôm nay ba người nhà mình đã chính thức thành dân oan, chính thức tay trắng.
 Ba mẹ có lỗi với con." Phạm Thanh Nghiên

Liệu đây là quyết định giải tỏa của chính quyền phường 6 Tân Bình?

Kỹ sư Trần Bang - một nhà hoạt động dân sự tại Sài Gòn nói, nhìn vào lực lượng sắc phục, thường phục lẫn phương tiện máy móc huy động vào hai ngày giải tỏa, đến việc cho quân canh nhà các nhà hoạt động dân sự sống rải rác khắp thành phố, thì theo ông chính quyền một phường khó có thể làm được như vậy.

Nói cách khác, chủ tịch phường 6 Tân Bình chỉ làm tay sai cho một thế lực lớn hơn nhưng đã hèn nhát không dám ra mặt đứng sau vụ "cướp đât" này.

Trong khi chính quyền bât ngờ đồng bộ và kiên quyết giải tỏa trắng không báo trước hơn 100 hộ dân sinh sống lâu đời ở VRLH thì công luận cũng nhắc nhau về vụ phá rừng phòng hộ ở Sóc sơn để xây biệt phủ của Ca sĩ Mỹ Linh, của Đại tá Hữu Ước, Biệt Phủ Thành Chương và nhiều tai to mặt lớn khác dù công chúng lên tiếng nhưng nhà họ vẫn bình chân như vại không suy suyển.

Vườn Rau Lộc Hưng không chỉ là nơi chốn rau cắt rốn của nhiều người từ khi cha ông họ di cư từ Bắc vào Nam năm 1954, đây còn là nơi tá túc của nhiều người đấu tranh trong Nam ngoài Băc trên bước đường đi của họ.

“Cuối cùng nước mắt cũng trào ra khi thu gom những món đồ chơi của con gái bé bỏng. Đồ đạc trong nhà có thể có thứ ba quên, nhưng đồ chơi của bé ba nhớ từng thứ một.
 Ba mẹ có lỗi với con, Tôm ơi!” Huỳnh Anh Tú
Vườn Rau là nơi chốn bình yên hiếm hoi mà vợ chồng tù nhân chính trị - tù nhân lương tâm Huỳnh Anh Tú và Phạm Thanh Nghiên tìm thấy sau thời gian họ ra tù.

Huỳnh Anh Tú, 14 năm tù chính trị, còn Phạm Thanh Nghiên bốn năm tù vì giăng biểu ngữ “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam” trong nhà mình.

Ngôi nhà mới xây mới được ba ngày của hai vợ chồng cựu tù yêu nước này chỉ qua một đêm bị cào bằng thành đống gạch vụn. Và còn 100 gia đình khác cũng chung số phận như gia đình anh.

Còn ba tuần nữa là tết, họ sẽ ăn tết ở đâu khi nhà cửa tài sản không còn?
Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share