Trong những ngày đầu tháng 11, công chúng một lần nữa dậy lên việc nghệ sĩ Kim Chi tuyên bố từ bỏ đảng.
Trước đó vào năm 2013 việc bà viết thư từ chối nhận giải thưởng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vì "Không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một kẻ làm nghèo đất nước" làm chấn động mọi người.
Nhận thức là một quá trình, và bà đã đi từ chổ đau đớn nhận ra lý tưởng mà trãi cả tuổi xanh để vun đắp là một sự lừa mị và phản bội nhân dân, đến nỗi sợ hãi vì thế lực ác độc đằng sau đó, thất vọng về bản thân và những người từng là đồng chí mình đến chổ có thể lên tiếng là một đoạn đường cam go.
Tuy nhiên như bà nói "Không có nỗi sợ nào lớn hơn nỗi sợ mất nước" và điều đó đã khiến bà phải lên tiếng.Việc bà tuyên bố bỏ đảng là một sự cú đấm vào hệ thống lý tưởng cộng sản và là một thông điệp mạnh mẽ với những người cùng thời bà và những người sau bà.
Nghệ sĩ Kim chi và bà Nguyễn Thị Định lúc ở chiến trường miền Nam Source: Supplied
Cũng như trước đó vào năm 2013 việc bà viết thư từ chối nhận giải thưởng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vì như bà viết "Tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân. Với tôi, đó là một điều rất tổn thương vì cảm giác mình bị xúc phạm " làm chấn động mọi người, nó thật sự không khác gì như là một quả bom nổ giữa trời xanh.
Luật sư Lê Hiếu Đằng trong bức thư viết gởi cho bà ngay sau đó không giấu được sự kính phục lẫn lòng ngưỡng mộ, mà theo ông không mấy ai có đủ dũng khí để làm như bà:
"Thú thật với Kim Chi, ở Sài Gòn, một số nhân sĩ trí thức cũng như một số anh chị em trong phong trào sinh viên học sinh trước 1975 làm được một số việc nhưng chưa có ai “cả gan”, đủ dũng khí để phát biểu một cách công khai, minh bạch những điều mà Kim Chi đã làm như trang mạng Bauxite Việt Nam và các trang mạng khác đã đăng tải. Có những lúc bản thân anh cũng thấy nhụt nhuệ khí, nản lòng trước sự thờ ơ, “khôn vặt” của một số người chỉ hô hào ôn lại cái quá khứ, truyền thống hào hùng mà không dám nhìn vào sự thật và nói rõ sự thật của tình hình đất nước hiện nay. Tệ hại hơn nữa lại có người lợi dụng để đánh bóng tên tuổi của mình vì mục đích tư lợi. Theo anh, quá khứ và truyền thống hào hùng chỉ có ý nghĩa khi nó trở thành “bà đỡ”, sức mạnh cho hiện tại, nó làm cho ta có đủ dũng khí và sáng suốt để nhận thức lại những gì do hoàn cảnh lịch sử trước đây chưa cho phép ta thấy một cách đúng đắn. Nhận thức lại và hành động cho một đất nước Việt Nam thật sự “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”, cho một xã hội công bằng, dân chủ và tiến bộ phù hợp với dòng chảy của thế giới văn minh hiện nay là tiếng gọi của lương tri, của trách nhiệm công dân của chúng ta. Ôm quá khứ, tôn vinh quá khứ để rồi làm ngơ, im lặng, thậm chí là ngụy biện để cho đỡ xấu hổ, trước cái ác, cái xấu, trước tệ nạn quan liêu tham nhũng, trước tình trạng bất công xã hội, đạo đức xã hội suy đồi, mất dân chủ nghiêm trọng, trước tình hình nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ hằng ngày hằng giờ bị tập đoàn bành trướng Bắc Kinh xâm phạm, đe dọa, trước cảnh đàn áp, bắt bớ, dùng nhục hình đối với những người yêu nước… là không thể chấp nhận được.
Hẳn nhiên, mỗi người có hoàn cảnh, vị trí xã hội khác nhau không thể đòi hỏi ai cũng như ai, nhưng mỗi người chỉ cần một việc nhỏ hoặc ủng hộ bằng sự im lặng đồng tình là như góp gió thành bão cuốn phăng đi mọi trở lực dù bất cứ ở đâu tới, bạo tàn như thế nào."
Cả hai lần tuyên bố này, bà đã nhận không ít những lời chia sẻ ủng hộ và cũng không thiếu những lời miệt thị nặng nề rằng khi "không còn quyền lợi ở đảng nữa thì bỏ đảng".
Là con của liệt sĩ chống Pháp được đưa ra Bắc, bà được cử đi Trung Quốc học ngay như là một cách đào tạo hạt giống đỏ.
Ba năm sau bà được đưa về học tại trường học sinh miền Nam ở Hải Phòng vào vào trường điện ảnh.
Việc bà vào trường điện ảnh cũng là một sự tình cờ thú vị và là một sự giằng co giữa người tuyển sinh của trường điện ảnh và ông hiệu trưởng trường học sinh miền Nam.
Bà học giỏi, nên ông hiệu trưởng không muốn cô học sinh tiềm năng của mình theo cái nghể mà ông gọi là xướng ca vô loài.
Nhưng bà xinh đẹp mặn mòi nên trường điện ảnh muốn có một học sinh như bà trong lứa học sinh đầu tiên.
Bản thân bà dù thích phim ảnh nhưng không nghĩ mình tài sắc để trở thành diễn viên hay tài tử minh tinh, thế nhưng cuối cùng trường trường Điện Ảnh đã có được bà cùng với những tên tuổi được xem là niềm hãnh diện của nền điện ảnh cách mạng như Trà Giang, Lâm Tới, Hải Ninh, Tuệ Minh, Trần Phương và Đức Hoàn, Hồng Sến, Huy Thành.
Tại đây bà gặp và yêu đạo diễn Hồng Sến cũng là một học sinh miền Nam tập kết.
Khi được tin ông trở vào miền Nam chiến đấu bà quyết định ngỏ lời kết hôn với ông để cùng ông vào Nam với một niềm tin tưởng nhiệt thành rằng mình ra đi vì một tương lai ấm no độc lập cho quốc gia cho dân tộc.
Năm đó bà 21 tuổi.Có thể nói cuộc đời bà, việc bà vào bưng, đi tập kết, qua Trung Quốc học rồi vào trường Điện Ảnh, số phận bà như chiếc lá theo dòng chảy của thời cuộc xoay vần.
Nghệ sĩ Kim Chi (trái) lúc ở chiến trường miền Nam Source: Supplied
Việc bà quyết định vào Nam như là một sự tiếp nối lòng yêu nước của cha và những người đi trước cho đến việc lên tiếng không nhận giải thưởng cuối cùng từ bỏ đảng đó là một việc làm tự thân và ngược dòng.
Ở tuổi 75, nhiều người an phận sống trong âm thầm cho đến chết dù lý tưởng của họ bị lừa dối. Nhưng Nghệ Sĩ Kim Chi đã không làm vậy.
Người ta có thể đánh cắp niềm tin của bà nhưng không thể đánh cắp lòng yêu nước thương dân trong bà. Và lên tiếng là một cách để khẳng định rằng yêu nước không có tội. Im lặng có thể đem xuống tuyền đài trọng tội với nhân dân vì đã góp phần vào sự diệt vong của dân tộc.
Lời cha bà dặn anh em bà 70 trước, một luật sư một nhân sĩ trí thức một tiểu đoàn trưởng thời Việt Minh chống Tây vẫn còn vang vọng trong trái tim cô bé Kim chi 5 tuổi ngày nào nay nay trở thành ánh lủa soi sáng trái tim người nghệ sĩ quả cảm và rất đỗi nhân văn như bà - Nghệ sĩ Kim Chi.
Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại