"Tôi sẽ làm điều đó vào buổi sáng khi tôi ở nhà. Vậy thì khi họ tìm thấy tôi, tôi đã ra đi nhiều giờ rồi, nghĩa là sẽ không còn cách nào sống sót hay hồi sinh lại được nữa. Tôi sẽ để lại ba lá thư, một cho chị gái, một cho bạn thân và một cho anh ấy. Trong thư sẽ là lời giải thích rằng tôi xin lỗi họ, tôi rất tiếc và tôi không muốn gây tổn thương cho họ ra sao."
Đó là những dòng chữ cuối cùng mà Ngọc Bích, tên thường gọi ở nhà là Nhi, 19 tuổi, ghi lại trong điện thoại vào 9:40 sáng Chủ nhật ngày 16/7/2017, không bao lâu trước khi em quyết định kết thúc sinh mạng của mình.
Đài ABC hồi tháng 5/2017 trích lời tiến sĩ Fiona Wagg, tâm lý gia tại bệnh viện Royal Hobart nói, cho dù cha mẹ có làm hết sức cho các con, thì con cái họ đều sẽ bị trải qua những suy nghĩ tự sát một lúc này hay lúc khác trong cuộc đời niên thiếu của các em. Vấn đề đó bắt đầu từ sự chênh lệch giữa nhận thức của cha mẹ về con cái và thực tế cuộc sống của con.
Tiến sĩ Wagg nói điều quan trọng là cha mẹ cần biết là họ luôn luôn có thể giúp được con mình và họ cũng có thể nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ bên ngoài, từ cảnh sát đến cơ quan cộng đồng, những nơi luôn có năng lực lắng nghe và chia sẻ với họ những lời khuyên về các phương cách đối thoại với con cái.
Còn chị Đoàn Hồng Bích giờ đây đang tìm mọi cách giúp đỡ hai người con còn lại vượt qua tâm trạng hoảng loạn và tuyệt vọng.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại