Tại các nước tiên tiến, ngày càng có nhiều người bỏ đạo
Có những dự đoán Kitô giáo có thể trở thành một tôn giáo thiểu số tại Úc trong vòng vài chục năm tới.
Ngày càng ít người giữ đạo Thiên Chúa và các buổi lễ chủ nhật hàng tuần ở các nhà thờ từ vài thập niên qua cứ ngày càng thưa thớt giáo dân Úc.
Những làn sóng di dân thay đổi bộ mặt giáo hội Úc.
Nhưng ở Úc có một xu hướng mới đang hồi sinh các nhà thờ Kitô giáo.
Sau các làn sóng di dân, các giáo đoàn ngày càng thấy xuất hiện nhiều sắc dân khác nhau phản ảnh sự đa dạng của nước Úc.
Tại nhà thờ Uniting Church tại Neutral Bay ở vùng ngoại ô phía bắc Sydney, thánh lễ được cử hành bằng tiếng Bahasa cho giáo dân Indonesia.
Ngoài ra còn có các thánh lễ song ngữ để mang mọi người lại với nhau.
Maudie Rindorindo-Gusti là phát ngôn viên của Hôi Thánh Bahasa cho biết nhà thờ này chào đón mọi người, đó là một nhà thờ rất toàn diện.
Có rất nhiều người từ nhiều gốc gác khác nhau, quốc tịch khác nhau đến.
“Và bởi vì cánh cửa nhà thờ rộng mở. Bất cứ ai cũng có thể bước vào không có vấn đề gì gốc gác của họ,” Maudie Rindorindo-Gusti phát ngôn viên của Hội Thánh
Reverend Darren Liepold, một người sinh ra ở Canada, mục sư của nhà thờ Uniting Church Neutral Bay, cho biết mục đích nhà thờ nhằm phục vụ cho một cộng đoàn rộng lớn.
Tại đây, giáo dân rất đa dạng, có những người từ Nam Á, từ châu Âu, từ Bắc Mỹ, những người Úc, Indonesia và Trung Quốc, và vì vậy tất cả đến với nhau.
Và không quan trọng người đến là ai, họ chỉ biết rằng mình được chào đón ở đây.
“Chúng tôi đánh giá cao mọi người vì sự khác biệt của họ," Mục sư Reverend Darren Liepold.
Làm lễ bằng nhiều thứ tiếng
Linh mục giáo xứ Cha John Pearce nói giáo xứ Saint Brigid đang thay da đổi thịt.
Ông cho biết cả hai nơi, ở đây và ở Endeavour Hills ở Melbourne, nơi ông đã phục vụ trước đó, đều đang nở rộ hơn những nơi khác, vì những di dân mới đến với cộng đồng.
Trong lễ Phục Sinh Giáng Sinh và những ngày lễ lớn, sẽ không có gì bất thường khi phúc âm được bằng tiếng Tonga và một lễ misa bằng tiếng Samoa, hoặc đọc lời cầu nguyện bằng các ngôn ngữ khác.
“Và tôi có ấn tượng rằng điều này cũng đang xảy ra trên khắp các giáo xứ khác," Linh mục giáo xứ Cha John Pearce.
Xu hướng này sẽ được khẳng định trong Điều tra Quốc gia về Tôn giáo National Church Life Survey (NCLS) là cuộc điều tra lớn nhất trên thế giới vừa mới hoàn thành năm 2016.
Nghiên cứu NCLS được thành lập vào năm 1991 như một dự án toàn thế giới nghiên cứu các giáo phái, với câu hỏi:
"Những ai đang đến nhà thờ?"
NCLS mở các cuộc điều tra mỗi năm năm, trong năm điều tra Cencus.
Giám đốc nghiên cứu NCLS Ruth Powell nói di dân đã có một tác động tích cực đến các nhà thờ Thiên Chúa Giáo.
"Cả một cộng đồng toàn tị nạn đến, vì vậy một nhà thờ nhỏ đang vật lộn vì việc vắng giáo dân lâu nay đột nhiên tấp nập trở lại.
Bạn biết không? Năm mươi người Nam Sudan đã khiến toàn giáo xứ biến đổi. Những câu chuyện như thế đang xảy ra với chúng ta nhiều hơn và nhiều hơn nữa. "
Nhà thờ Cabramatta có chánh xứ là linh mục Việt Nam
Năm nay, 3.000 nhà thờ trên khắp nước Úc đã được khảo sát.
Và lần đầu tiên, theo bà Ruth Powell, bảng câu hỏi đã được dịch sang 10 ngôn ngữ, chẳng hạn như tiếng Ả Rập, Trung Quốc và Việt Nam.
"Một phần tư các nhà thờ của chúng tôi nay có thể định nghĩa là nhà thờ đa sắc tộc, nhà thờ đa văn hóa,” bà Ruth Powell cho biết.
Và bà Powell nghĩ rằng các mẩu đối thoại sẽ xảy ra trong các nhà thờ vào lúc này là làm sao chúng ta không chỉ là đa sắc tộc, nhưng thật sự đa văn hóa?
“Làm thế nào để thờ phượng Chúa một cách thật sự đa văn hóa?
"Làm thế nào để chúng ta cầu nguyện khi chúng ta có nhiều ngôn ngữ? ’
Không chỉ có thay đổi về giáo dân, các vị chủ chăn cũng thay đổi.
Giáo xứ Cabramatta, miền tây Sydney lần đầu tiên có linh mục chánh xứ là người Việt.
Linh mục Dương Thanh Liêm cho biết, đây là một giáo xứ lớn và giáo dân Việt chiếm đa số
Nước Úc là một nước đa văn hóa, giáo xứ Cabramatta hồi thập niên 50 đã có rất nhiều giáo dân Ba Lan, giáo dân Ý.
Trong vài chục năm gần đây có nhiều sắc dân khác đến, trong đó có người tỵ nạn Việt nam rời bỏ quê hương mang theo đức tin Công Giáo.
Hiện nay nhà thờ Cabramatta có các thánh lễ tiếng Việt, tiếng Anh, Lào, Kampuchea, Indo, Thái và tiếng Samoa.
Cũng theo Linh mục Dương Thanh Liêm, tuy hội tụ nhiều sắc dân nhưng giáo xứ hài hòa vì cùng một niềm tin vào Thiên Chúa và sống đạo trong tình thương yêu lẫn nhau.