Năm 1978, cậu bé Huy Trần cùng gia đình bước lên con tàu cậu bé Huy Trần cùng cả gia đình bước lên con tàu "dài 24m, ngang 10m" chở 474 người Việt khác lênh đênh trên biển tìm tự do và tương lai tốt đẹp hơn. Khi đó, Huy Trần mới 9 tuổi.
Mỗi khi tối đến, sóng to đánh vào thuyền, cậu bé Huy Trần lại tưởng tượng những cơn sóng lớn giống như những con rồng hung dữ chực chờ nuốt cả con tàu và mọi người.
Cũng như hàng triệu người Việt Nam vượt biên khác, đoàn tàu cũng gặp hải tặc, nhưng "nhờ các chú trên tàu sáng suốt lùa hết phụ nữ và trẻ em xuống hầm tàu, để lại hơn trăm người đàn ông nhảy nhót, la lối thị uy trên boang tàu, nên bọn cướp biển e ngại rút đi."
Đến đêm thứ ba thì tàu chìm, nhưng may mắn là lúc đó tàu đã cập bờ biển Mã Lai nên tất cả mọi người trên tàu đều còn sống.
Lúc vào bờ thì Huy Trần bị lạc ba mẹ và gia đình, "nhưng nhờ ơn trên cả nhà gặp lại. Lúc đó ba mẹ và ba đứa con ngồi ôm nhau mà cảm thấy hạnh phúc tuyệt vời dù mỗi người chỉ còn trên người đúng một bộ quần áo."
Năm 10 tuổi, Huy Trần và cả nhà được tị nạn ở Úc.
Những năm tháng đầu tiên hòa nhập vào cộng đồng nước Úc, Huy Trần cũng đối mặt với sự kỳ thị vì những khác biệt về văn hóa cũng như vẻ bề ngoài.
Thế nhưng, cậu bé Huy Trần khi đó đã được ba mẹ dặn dò: "Nước Úc là thiên đàng, người Úc rất từ bi, có thể là mọi người chưa hiểu mình thôi, vì vậy mình cố gắng siêng học, siêng làm gấp đôi người ta, giúp đỡ mọi người và đóng góp cho cộng đồng thì từ từ dân Úc sẽ hiểu mình."
Lời dặn dò của ba mẹ đã trở thành kim chỉ nam trong suốt quá trình trưởng thành của Huy Trần. Và anh đã quyết định chọn ngành y vì sự yêu thích cũng như mong muốn giúp đời giúp người.
Bác sĩ Huy Trần cũng tham gia dự án của tổ chức Nova Employment chuyên giúp đỡ những người khuyết tật tìm việc làm và hòa nhập trở lại với công sở.
Một trong những nhân viên của phòng mạch bác sĩ Huy Trần là bà Cathy Spathis, vốn bị đau lưng mãn tính và đã trải qua nhiều cuộc phẫu thuật.
Sau nhiều năm không đi làm, ở nhà nuôi dạy con cái, người phụ nữ 54 tuổi này hiện đang làm tiếp tân bán thời gian tại phòng mạch của bác sĩ Huy Trần.
"Chúng tôi cảm thấy với bất kỳ ai thì có được công ăn việc làm là điều tốt nhất, vì vậy chúng tôi muốn tuyển nhân viên khuyết tật để giúp họ có thể trở lại làm việc," anh Huy Trần cho hay.
Bác sĩ Huy Trần đã có những thỏa thuận làm việc linh động để giúp bà Spathis có thể kiểm soát những cơn đau mãn tính của mình và đi làm trở lại.
Mời nghe thêm chia sẻ của bác sĩ Huy Trần trong phần audio ở đầu bài viết.