Một báo cáo thường niên của Tổ chức từ thiện Mission Australia cho thấy sức khoẻ tâm thần là mối quan tâm quan trọng nhất đối với thanh thiếu niên Úc từ 15 đến 19 tuổi.
Cuộc Điều tra Thanh niên năm 2017 của tổ chức từ thiện này cho thấy một phần ba người được khảo sát cảm thấy sức khoẻ tâm thần là một vấn đề nổi bật đối với họ, và số lượng này là cao gấp đôi so với cùng trường hợp này trong cuộc năm 2015.
Đối phó với căng thẳng, trầm cảm và vật lộn với áp lực học hành ở trường cùng với mối quan tâm về ngoại hình là những vấn đề bận tâm nhất đối với các em thanh thiếu niên.
Tiếp đến, rượu, thuốc và các chất kích thích, cùng vấn đề phân biệt đối xử cũng được xác định là điều khiến các em bận tâm.
Được chẩn đoán bị bệnh rối loạn lưỡng cực loại 1 cùng một số căn bệnh tâm thần khác như trầm cảm và tâm thần phân liệt từ khi mới 14 tuổi, trải qua hơn 14 năm sống chung và chiến đấu cùng các căn bệnh tâm thần của mình, Suzanne Đặng đã sử dụng các kênh truyền thông xã hội và trang blog thời trang của mình để nâng cao nhận thức về sức khỏe tâm thần. Cô trở thành người hoạt động về sức khỏe tâm thần với mong muốn mang niềm hy vọng và những ảnh hưởng tích cực đến với những người cùng hoàn cảnh.
“Cha mẹ thường cố gắng làm việc để mua sẵn cho con một hai căn nhà, ép con học các ngành kiếm được nhiều tiền, đặt quá nhiều kỳ vọng lên con cái. Tâm lý chung của người Việt là vậy. Nhưng mà con em chúng ta hạnh phúc nhất là được chơi đùa với cha mẹ”.
Tốt nghiệp ngành dược sau 4 năm đại học, James Nguyễn làm việc trong bệnh viện Liverpool . Chứng kiến nhiều bệnh nhân ra đi và những cảnh không vui ‘sinh lão bệnh tử’, anh bị rơi vào tình trạng trầm cảm lúc nào không hay.
Nhờ bạn bè phát hiện ra các dấu hiệu không bình thường, James Nguyễn đã kịp thời thoát ra khỏi tình trạng này bằng cách vẽ hằng ngày. Cuộc đời anh cũng chuyển hướng từ đây khi anh quyết định chuyển nghề, học chuyên sâu về nghệ thuật.
Người Việt là những người thuộc cộng đồng di dân với những rào cản về văn hóa và ngôn ngữ.
“Cứ 4 người tại Úc thì có 1 người cảm thấy không hạnh phúc và có các dấu hiệu tổn thương về mặt tâm lý”, chị Việt Tĩnh, một trong những người sáng lập dự án Here to Hear, đồng thời là người quản lý dự án LACSI được Bộ y tế Úc tài trợ, cho biết.
Khoảng 1400 thanh thiếu niên người Việt tại Úc có dấu hiệu bị tâm thần.
Phụ nữ sau khi sinh con, thanh thiếu niên, người về hưu, người sử dụng các chất kích thích gây nghiện là những đối tượng dễ bị trầm cảm và tâm thần.
Trong đó đáng lưu ý là đối tượng thanh niên trẻ, chịu nhiều áp lực từ phía gia đình và xã hội.
Chị Việt Tĩnh cho rằng đây là lứa tuổi có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm lý nên rất cần sự quan tâm của gia đình.
“Cha mẹ thường cố gắng làm việc để mua sẵn cho con một hai căn nhà, ép con học các ngành kiếm được nhiều tiền, đặt quá nhiều kỳ vọng lên con cái. Tâm lý chung của người Việt là vậy. Nhưng mà con em chúng ta hạnh phúc nhất là được chơi đùa với cha mẹ”.
Mời nghe thêm chia sẻ của các nhân vật trong phần audio.