Tạp chí Khoa học (19) Bí quyết sống lâu, sống khỏe của người Nhật

An old Japanese woman with her bicycle.

Một phụ nữ Nhật đạp xe trên đường phố. Ảnh: Đăng Trình. Source: SBS

Nhật Bản đứng đầu bảng xếp hạng tuổi thọ trung bình thế giới, với tuổi thọ trung bình là 83,7 năm. Trong năm 2017, số người cao niên trên 90 tuổi tại Nhật lần đầu tiên đạt 2 triệu người. Vậy thì bí quyết sống thọ của người dân xứ sở mặt trời mọc là gì?


Theo Huffington Post, có 5 bí quyết mà chúng ta có thể học hỏi từ người Nhật, để có thể sống vui, sống khỏe và sống thọ.

1. Ăn nhiều cá

 The slow eaters tended to be healthier, according to BMI and other tests conducted, and led healthier lifestyles when compared to either the fast or normal speed eaters.
Source: Getty Images
Người Nhật rất thích ăn cá. Theo Cục Thủy sản Quốc gia, lượng tiêu thụ đồ biển tại Nhật lên đến trên 55 kg trên đầu người, trong khi ở Mỹ thì con số này chỉ là 24 kg. Ngoài ra, Nhật Bản là một trong số sáu quốc gia tiêu thụ đồ biển nhiều nhất trên thế giới.

Việc ăn cá thường xuyên giúp giảm 36% nguy cơ tử vong do bệnh tim, đồng thời kéo dài tuổi thọ trung bình hơn 2,2 năm, nhờ hàm lượng acid béo omega-3 cao. Một chế độ ăn uống giàu acid béo cũng đã được chứng minh là giúp cải thiện tâm trạng và ngăn ngừa một số loại bệnh ung thư và viêm.

Các nhà khoa học khuyên bạn nên ăn ít nhất hai khẩu phần cá có nhiều acid béo, như cá ngừ hoặc cá hồi, mỗi tuần. Để có kết quả tốt nhất, bạn có thể nướng hoặc hấp cá.

2. Ăn nhiều rong biển

seaweed dishes
Source: SBS
Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc, người Nhật ăn 100,000 tấn rong biển mỗi năm, và sử dụng hơn 20 loại rong biển trong các món ăn của mình. Trên thực tế, các cư dân trên đảo Okinawa ở phía nam Nhật Bản, được biết đến với tuổi thọ trên 100 tuổi, ăn nhiều rong biển hơn bất kỳ dân tộc nào trên thế giới.

Các nghiên cứu cho thấy rong biển chứa từ 2-9 gram chất đạm trong mỗi cốc, và nhiều loại rong biển có hàm lượng kali cao hơn chuối. Đây cũng là một trong những thực phẩm hiếm hoi có chứa i-ốt tự nhiên, giúp điều hòa tuyến giáp. Các khoa học gia tại Đại học Harvard cũng tin rằng khả năng điều chỉnh nồng độ estrogen và estriadol của rong biển có thể giải thích tỷ lệ ung thư vú thấp của người dân đảo quốc này.

3. Tiêu khiển bằng karaoke

seventeen karaoke
Source: YouTube
Bạn có thể tìm thấy các quán karaoke ở khắp nơi tại Nhật Bản. Trong năm 2010, ngành kỹ nghệ karaoke tại Nhật thu về hơn 10 tỷ đô-la, trong khi ngành kỹ nghệ điện ảnh chỉ đạt mức 2,6 tỷ đô-la. Chuỗi karaoke lớn nhất, Big Echo, có hơn 229 chi nhánh trên khắp cả nước.

Trong một nghiên cứu vào năm 2009 trên 20,000 nam giới, các nhà khoa học tại Đại học Osaka viết rằng: “Các ca sĩ sử dụng hơi thở sâu, điều này tốt cho hệ thần kinh. Sau khi hát, họ thường nhận được các tràng pháo tay. Đó là một dạng hỗ trợ xã hội tốt, giúp họ chống chọi với những biến cố hoặc sự kiện căng thẳng trong cuộc sống.”

4. Sống xanh

What is Japan's 'Suicide Forest'? Inside the Aokigahara Jukai forest
Source: AP
Rải rác trên quần đảo Nhật Bản là các khu rừng nhiệt đới ôn hòa, và sự tôn kính đối với thiên nhiên là một phần quan trọng của văn hóa Nhật Bản.

Ở Nhật Bản có một ngày nghỉ lễ quốc gia gọi là Ngày của Núi, và người Nhật cũng lập rất nhiều kỷ lục về leo núi. Việc hòa mình với thiên nhiên giúp cơ thể trao đổi Vintamin D, và cải thiện chức năng nhận thức và sáng tạo lần lượt là 20% và 50%.

5. Tập trung trong khi ăn

How to stop mindful eating from becoming another fad diet
Source: Moment RF/Getty Images
Ngay từ bé, các học sinh Nhật Bản đã được dạy cho cách tính khẩu phần ăn, lựa chọn thực phẩm dinh dưỡng, và tập trung trong khi ăn.

Khi chuyên gia dinh dưỡng người Úc Charlene Gross ghé thăm Tokyo, Nhật Bản, cô đã thực sự ngưỡng mộ các học sinh tiểu học tại đất nước này.

Vào giờ cơm trưa, sau khi các đầu bếp của trường chuẩn bị những món ăn lành mạnh, nóng sốt, các em học sinh sẽ chuyển đồ ăn về lớp và chia khẩu phần cho các bạn, theo lịch đã được phân công sẵn.

“Các trường học tại Nhật Bản có nhà bếp riêng nên họ có thể nấu ăn ngay tại chỗ, nhưng thay vì chia khẩu phần ngay trong nhà bếp, các học sinh sẽ mang những tô thức ăn lớn về lớp học và tự phân chia khẩu phần,” bà Gross nói.

Ngay từ bé, các học sinh Nhật Bản đã được dạy vê tầm quan trọng của dinh dưỡng, kiểm soát khẩu phần ăn, các tín hiệu cho thấy cơ thể đã no, cách tập trung khi ăn uống, cùng việc chuẩn bị và phục vụ thức ăn trong các bữa ăn cộng đồng.

Không chỉ thế, trẻ em Nhật còn nhận thức được rằng việc ăn uống là một thú vui trong đời sống hằng ngày, chứ không phải là một nhiệm vụ phải làm cho qua loa. Chính nhờ chương trình giáo dục ẩm thực này mà chính phủ Nhật đã giảm được tỉ lệ trẻ em béo phì trong suốt 6 năm qua.

“Trẻ càng sớm được học về cách ăn uống lành mạnh, thì càng dễ duy trì thói quen này khi chúng lớn lên,” bà nói.

“Thông thường, một bữa ăn sẽ bao gồm chất đường bột, thịt nạc, rau quả, và một phần sữa hoặc thức uống khác. Đó là một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng.

“Các món ăn vặt hoặc thức ăn nhanh như khoai tây chiên và chocolate không được bao gồm trong khẩu phần ăn trưa. Các thầy cô cũng ngồi xuống và ăn cùng các em.”

Cô Gross cho biết chế độ dinh dưỡng của người Nhật – vốn giàu rau quả, một ít thịt nạc, cá, đậu nành và rong biển - là một chế độ ăn uống lành mạnh, giúp giảm nguy cơ béo phì, tiểu đường và bệnh tim mạch.

Chế độ này khuyến khích tiêu thụ ít nhất 30 loại thực phẩm khác nhau mỗi ngày, trong khi “một người Úc trung bình tiêu thụ 15 loại thực phẩm khác nhau mỗi tuần.

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share