Nước Úc có kỳ thị hay không?

Hình ảnh của tuần lễ Face Up To Racism

Hình ảnh của tuần lễ Face Up To Racism Source: SBS

Có 1 trong 5 người Úc đã bị kỳ thị trong 12 tháng qua, theo một trong các khảo sát lớn nhất về vấn đề kỳ thị và định kiến tại Úc.


Cuộc khảo sát do SBS nhờ đại học Miền tây Sydney thực hiện.

Các nhà nghiên cứu cho biết, họ đang đối diện một tai họa gần như trên toàn quốc về tình trạng sợ hãi Hồi giáo, nếu không có biện pháp gì được thực hiện, nhằm chấm dứt nạn kỳ thị.

"Cô có bao giờ ở trong một trại tỵ nạn không? Như Nauru hay những trại như vậy không ?"

"Xin lỗi, bà đang bắt nạt cô gái nầy à?"

"Không tôi chỉ hỏi các câu hỏi mà thôi".

"Bà đang hỏi những câu hỏi hết sức gây xúc phạm. Nếu bà là một người Úc, tôi sẽ rất phẫn nộ".

Một cuộc điều tra bí mật, trong đó các tình huống do những diễn viên vào vai đóng thế để cho thấy,, những người qua đường phản ứng ra sao với những lời bình luận kỳ thị.

"Quí vị đang ở trong nước chúng tôi, chúng tôi cứu vớt quí vị từ nơi quí vị trốn chạy, từ nơi quí vị bị đàn áp, rồi quí vị ăn mặc những thứ quần áo như thế nầy phải không?".

"Tôi phải làm gì bây giờ? Tôi phải làm gì đây?".

" Vâng, tại sao bà không ăn mặc như những người Úc khác?".

Đó là trích đoạn trong cuốn phim tài liệu, có tên là " Is Australia Racist", Nước Úc có kỳ thị hay không ? bắt đầu tuần lễ, Đối diện với nạn Kỳ thị trên đài SBS, từ chủ nhật 26 tháng 2 cho đến ngày 5 tháng 3.

Giáo sư Kevin Dunn thuộc đại học miền tây Sydney, hướng dẫn cuộc khảo sát với hơn 6 ngàn người tham dự.

Cuộc khảo sát xem xét các vấn đề bao gồm, thái độ đối với các nền văn hóa khác biệt, sự khoan dung của các nhóm đặc biệt và vấn đề kỳ thị giai cấp.

"Nếu quí vị là người Thổ dân trong cuộc khảo sát của chúng tôi, thì có đến phân nửa những người hồi đáp, 50 phần trăm những người Úc Thổ dân sẽ cho chúng ta biết rằng, họ đã trải qua việc kỳ thị trong giáo dục, hay có lẽ trong lúc tìm kiếm việc làm, hay cả trong lúc có việc làm, với mức độ gấp đôi đối với những người không phải là Thổ dân trong cuộc khảo sát".
" Vì vậy có cả một cộng đồng ủng hộ mạnh mẽ, rồi sự hỗ trợ của công chúng về việc chống lại nạn kỳ thị và nạn kỳ thị được phân bố không đồng đều, trong số các nhóm sắc tộc tại nước Úc của chúng ta", Giáo sư Kevin Dunn thuộc đại học miền tây Sydney nói.
Mức độ kỳ thị đối với những người Úc Hồi giáo đã trải qua còn cao hơn.

"60 phần trăm người Úc Hồi giáo trong cuộc khảo sát cho chúng tôi biết, họ đã trải qua việc kỳ thị trong việc sắp xếp về giáo dục, hay trong các ngành nhân dụng, hoặc khi tìm kiếm công ăn việc làm".

Giáo sư Dunn nói rằng, sự gia tăng trong nạn kỳ thị suốt 10 năm qua và hiện là một vấn đề thuộc chính sách công, cần được chú ý khẩn cấp.

"Trên căn bản của các dữ kiện nầy và những dữ kiện khác nữa, chúng ta hiện đối mặt với một tai họa hầu như trên toàn quốc, về những gì được gọi là tình trạng sợ hãi người Hồi giáo".

"Quí vị có biết, có đến 60 phần trăm những người trong cuộc khảo sát nầy cho biết, họ quan ngại khi một trong các thân nhân của họ kết hôn với người theo Hồi giáo, đó là một mức độ rất cao của các quan ngại, đối với nhóm đặc biệt nầy", Giáo sư Kevin Dunn của đại học Miền tây Sydney nói.

Một nhà đầu tư địa ốc là ông Ping Hu, từ Thượng Hải đến Úc 28 năm trước.

Ông cho biết, ông vẫn còn bị kỳ thị là do các đặc tính của ông, mới đây một bảng quảng cáo đặt trước một địa điểm xây dựng, đã bị dán đầy các bích chương chống người Á châu.

"Do gương mặt chúng tôi là người Á châu, vì vậy không cần biết quí vị cư ngụ tại Úc bao nhiêu lâu, ngay cả con cái của quí vị nữa, bởi vì gương mặt là người Á châu".

"Chúng ta cần phải làm thế nào để ngăn chận việc nầy và nước Úc không nên lâm vào tình trạng như vậy", ông Ping Hu nói.

Người quản lý công trường là ông Mohamed Morgani gốc Li băng nói rằng, đó là một sự sỉ nhục đối với mọi sắc tộc tại Úc.

"Những người Á châu. hãy trở về nước của quí vị".

"Khi tôi đọc điều nầy, đó cũng là một thông điệp gởi đến tôi nữa và đó không chỉ đặc biệt đối với người Hoa, nếu việc nầy phát triển ra, thì cả người Libăng cũng bị nhắm đến".

"Người Libanese làm việc rất khó nhọc cũng như người Hoa, các cộng đồng khác cũng vậy, chúng tôi làm việc tại Úc hàng trăm năm, với hơn 125 năm trong ngành xây dựng".

"Một số người Libăng xây dựng nhà hát Con sò Opera House, một số khác xây dựng Harbour Bridge và chúng tôi tiếp tục làm việc nầy không ngừng nghỉ", ông Mohamed Morgani nói.

Giáo sư Dunn nói rằng, cuộc khảo sát soi rọi ánh sáng vào các vấn đề đáng được quan tâm.

"Một số các tìm kiếm có nhiều hy vọng trong cuộc khảo sát của chúng tôi, khi có 80 phần trăm người Úc quan niệm sự khác biệt là một điều thực sự tích cực, đó là một khám phá thực sự tích cực vì vậy đó là một việc khám phá tốt đẹp và lớn lao".

"Trong khi đó, cũng có một tỷ lệ tương đương là 80 phần trăm đều biết rằng, có những khó khăn với việc kỳ thị và cho biết cần phải làm nhiều hơn về vấn đề nầ"y.

" Vì vậy có cả một cộng đồng ủng hộ mạnh mẽ, rồi sự hỗ trợ của công chúng về việc chống lại nạn kỳ thị và nạn kỳ thị được phân bố không đồng đều, trong số các nhóm sắc tộc tại nước Úc của chúng ta", Giáo sư Kevin Dunn thuộc đại học miền tây Sydney nói.

#FU2Rasicm

Sự kỳ thị có tác động rất lớn đến chất lượng cuộc sống người dân Úc.

Gần nửa số người Thổ dân Úc đã báo cáo về chuyện bị kỳ thị gần đây, con số thống kê này đã làm dấy lên sự kêu gọi một cuộc cải cách ở cấp độ tổ chức.

Tuy nhiên có nhiều cách mà chúng ta có thể làm ở mức độ cá nhân, nhằm tạo ra sự thay đổi, xóa bỏ sự kỳ thị tại một đất nước xinh đẹp và đa văn hóa như nước Úc.

Face Up To Racism  gồm nhiều câu chuyện và chương trình thách thức về sắc tộc và định kiến. Đón xem Is Australia Racist? (Nước Úc có kỳ thị sắc tộc không?) vào lúc 8.30pm Chủ nhật 26/02/2017, Date My Race (8.30pm, Thứ Hai 27/02) và The Truth About Racism (8.30pm thứ Tư 1/3)

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share