Hai mươi ba năm sau ngày Anh quốc trao trả Hồng Kông cho đại lục, năm nay luật an ninh mạng quốc gia mới được Trung Quốc áp đặt cho Hồng Kông đã làm dấy lên nhiều chỉ trích tức giận của quốc tế, lo ngại luật này sẽ chấm dứt sự tự do đã được hứa dành cho Hồng Kông trong 50 năm.
Luật này sẽ cho phép chính quyền Trung Quốc trừng phạt những người bị kết tội ly khai, chống phá, khủng bố và thông đồng với nước ngoài, với hình phạt lên đến tù chung thân.
Các nhà hoạt động dân chủ nói điều này sẽ dẫn đến một kỷ nguyên độc tài cho đặc khu kinh tế, trong khi chính phủ tây phương lo ngại nó sẽ làm suy yếu sự tự do của Hồng Kông.
Một người Hồng Kông tên là Claudia, hiện đang ở Úc theo dưới dạng visa làm việc kết hợp kỳ nghỉ. Cô cho biết đã theo dõi những gì diễn ra tại quê nhà và điều đó khiến cô lo sợ.
Cô đã ủng hộ phong trảo phản đối từ xa và đoan chắc cô sẽ là đối tượng bị nhắm đến theo luật an ninh quốc gia mới nếu trở về nước.
“Luật này rất rộng và nó chỉ nhằm bịt miệng những ý kiến trái chiều chính phủ Trung Quốc. Tôi có cảm giác ngay cả khi cha mẹ tôi sống ở Hồng Kông và họ hoàn toàn không tham gia hoạt động chính trị thì họ cũng sẽ gặp nguy hiểm.”
Charllotte, một người Úc được sinh ra ở Hồng Kông. Cô từ chối tiết lộ tên thật vì sợ sẽ bị bắt khi trở về Hồng Kông nếu cô bày tỏ quan điểm chống Bắc Kinh.
Charlotte đang lãnh đạo nhóm Australia – Hong Kong Link, một nhóm của những người Hồng Kông sống ở Úc có quan tâm sâu sắc đến vận mệnh quê nhà.
"Rất rõ để thấy đây là sự đàn áp những nỗ lực tự do ngôn luận, nỗ lực bịt miệng nhưng ý kiến trái chiều với Đảng Cộng Sản Trung Quốc, và đây là luật độc tài căn bản ở mức độ cao nhất. Không thể tưởng tượng nổi là nó đã xảy ra. Điều này đi ngược lại văn minh nhân loại và rất man rợ khi nó xảy ra ngay ở thế kỷ 21.”Charlotte cho biết cuộc sống mỗi ngày đã bị ảnh hưởng, cô cho biết đã có những báo cáo về các doanh nghiệp đã từng ủng hộ phong trào dân chủ giờ đã bị đóng cửa kinh doanh và bị đe dọa.
Charlotte* is among the Hongkongers living in Australia concerned by the new law in Hong Kong Source: SBS News
SBS đã nói chuyện với một số cư dân Hồng Kông nhưng họ từ chối trả lời phỏng vấn, nói rằng sẽ gặp nguy hiểm nếu có nhận định gì vào lúc này.
Ben Chan là một thực tập sinh ở Hồng Kông. Anh nói thật không công bằng khi luật được thông qua mà không được tham vấn hoặc đưa ra tranh luận.
“Nếu dựa trên nguyên tắc ‘Một quốc gia Hai hệ thống’, thì luật của Hồng Kông phải được thông qua Hội đồng lập pháp theo cách của Hồng Kông, chứ không phải theo cách của Trung Quốc, nhưng trong trường hợp này Trung Quốc đã thông qua luật mà không thèm hỏi ý kiến người Hồng Kông, và cũng không theo đúng quy trình.”Anh Quốc, Hoa Kỳ, Ủy ban châu Âu và tổ chức nhân quyền thuộc Liên Hiệp Quốc đều có chung sự quan ngại rằng luật an ninh quốc có thể được sử dụng nhằm thắt chặt sự kiểm soát của Bắc Kinh, vốn đã được áp dụng tại đại lục để đàn áp những người chống đối.
AU-HK Link representatives at the Australian Parliament Magnitsky Act public hearing in Canberra. Source: Facebook
Thủ tướng Scott Morrison đã chỉ dấu rằng nước Úc có thể theo chân Anh quốc trong việc cho phép tị nạn những người muốn rời bỏ Hồng Kông.
Một người tên Dick, đã chạy trốn đến Úc vào năm ngoái vì lo sợ sẽ bị bắt vì có tham gia vào các cuộc biểu tình. Anh nói với SBS những tin tức này cho anh thêm hi vọng
“Cuộc sống của người dân Hồng Kông đang gặp nguy hiểm. Do đó được một xã hội tự do và một quốc gia dân chủ như Úc chào đón sẽ cho chúng tôi thêm hi vọng và sự can đảm.”
Nếu Úc cấp thường trú cho người dân Hồng Kông, đây không phải là chuyện không có tiền lệ.
Như vào năm 2015, Úc đã chấp nhận một thỏa thuận đặc biệt để nhận 12,000 người tị nạn Syria chạy trốn khỏi cuôc nội chiến
Đề nghị này sẽ là phép thử cho sự căng thẳng vốn đã tồn tại giữa Úc và Trung Quốc, quốc gia đã liên tục yêu cầu các quốc gia khác, bao gồm Úc không can thiệp vào các vấn đề nội bộ.
Luật sư Kevin Yam, một người Úc sinh sống tại Hồng Kông cho biết luật mới mà Trung Quốc áp đặt lên Hồng Kông sẽ dẫn đến một làn sóng di dân, nhiều người bạn của ông đã suy nghĩ đến việc chuyển đến Úc.
“Tôi có nhiều người bạn đang hỏi tôi làm cách nào để có thể định cư ở Úc. Vì thế đối với nhiều người Hồng Kông, đặc biệt là tầng lớp trung lưu có trình độ dân trí cao, việc định cư là điều họ đang cân nhắc rất nghiêm túc.”Về phía Trung Quốc, một phát ngôn nhân của Ngoại trưởng Trung Quốc nói chính phủ rất kiên quyết giữ vững an ninh, chủ quyền và lợi ích quốc gia, nhưng phản đối sự can thiệp của nước ngoài về vấn đề Hồng Kông.
Kevin Yam, luật sư Úc sống tại Hồng Kông. Source: SBS News
Bà Carrie Lam, lãnh đạo Hồng Kông phát biểu, luật mới sẽ không làm xói mòn sự tự do lập pháp của đặc khu.
“Luật an ninh quốc gia sẽ không phá vỡ nguyên tắc ‘một quốc gia, hai chế độ’ và sự tự trị của Hồng Kông, Hồng Kông là xã hội đa dạng và tự do.
"Chúng tôi tôn trọng sự khác biệt trong ý kiến và thúc đẩy đạt tới sư đồng thuận, nhưng quy tắc ‘một quốc gia’ là không thể bàn cãi và không thể thỏa hiệp vì nếu không có ‘một quốc gia’ thì ‘hai hệ thống’ sẽ không thể đứng vững, và sự ổn định và thịnh vượng của Hồng Kông sẽ gặp nguy hiểm. Và luật an ninh đã xét đến tình hình thực tế của Hồng Kông và sẽ được áp dụng cho Hồng Kông theo cách phù hợp với Luật Căn Bản.”
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại