Bầu cử 2016: Hôn nhân đồng tính một lần nữa là đề tài nóng bỏng

Bill Shorten

Lãnh tụ đối lập Bill Shorten và gia đình ông trong một buổi công bố chiến dịch tranh cử tại Penrith, Sydney.

Lãnh tụ đối lập Bill Shorten cảnh cáo rằng, việc bỏ phiếu toàn quốc về hôn nhân đồng tính, có thể dấy lên tình trạng thù ghét người đồng tính tại Úc.


Ông Shorten dùng chiến dịch được phát động hồi cuối tuần qua để tuyên bố rằng, Lao động sẽ chấp nhận quyền bình đẳng của người đồng tính.

Lập lại lời hứa của đảng ông, nhằm thay đổi đạo luật về Hôn nhân trong vòng 100 ngày nếu thắng cử, ông Shorten tuyên bố không ai bị phê phán, chỉ vì khuynh hướng yêu thương của họ.
Khi lãnh tụ đối lập Bill Shorten đưa ra các lời hứa hẹn bầu cử với khẫu hiệu, "Đặt Người Dân Trên Hết" tại buổi lễ phát động bầu cử hồi cuối tuần qua, một lời hứa ông đặc biệt lưu ý đó là bình đẳng hôn nhân.

"Chúng tôi sẽ nhận vai trò lãnh đạo trong Quốc hội, để đưa ra vấn đề bình đẳng hôn nhân trong vòng 100 ngày"

Củng cố cho lập trường chống lại vụ bỏ phiếu về hôn nhân đồng tính, đảng Lao động với chiến thuật mới có thể làm lu mờ kế hoạch của chính phủ, trong việc mở cuộc trưng cầu dân ý vào cuối năm nay.

"Tôi không muốn cuộc trưng cầu dân ý nầy, dẫn đến thái độ thù ghét người đồng tính mà tôi nghĩ ,sẽ làm vẩn đục cho cuộc thảo luận về hôn nhân bình đẳng, chấm hết".

"Chúng ta đều biết cuộc trưng cầu dân ý nầy là một giải pháp thứ yếu và ông Malcolm Turnbull không bao giờ ủng hộ một cuộc trưng cầu dân ý, cho đến khi ông phải bán linh hồn chính trị cho cánh hữu trong đảng Tự do, để có được cuộc trưng cầu dân ý nầy".

Ông Shorten mô tả một cuộc trưng cầu dân ý như vậy, là một Diễn đàn xài tiền của người đóng thuế, nhưng lại dẫn đến việc thù ghét những người đồng tính.

"Trong nước Úc hiện đại ngày nay, không ai nên phán xét khuynh hướng yêu thương của người khác".

"Và thay vì ngồi phán xét, thay vì cung cấp một Diễn đàn do thuế của người dân tài trợ về sự kiện thù ghét giới đồng tính, chúng ta sẽ mang lại cho mọi người dân Úc quyền bình đẳng qua việc tôn trọng tình yêu, không hơn không kém".

Thế nhưng ông Malcolm Turnbull giữ vững lập trường, sẽ tổ chức trưng cầu dân ý vào cuối năm, nếu ông thắng cử.

"Chúng tôi có một chính sách hết sức rõ ràng, đó là mỗi người dân Úc có lá phiếu về chủ đề nầy".

"Mọi người biết về chuyện nầy và dĩ nhiên nếu chúng tôi thành công trong cuộc bầu cử ngày 2 tháng 7, tôi hy vọng Quốc hội sẽ nhanh chóng chấp thuận việc tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý, vốn được tổ chức ngay sau khi Quốc hội tái nhóm, mà tôi dự trù sẽ vào tháng 8".

"Vì vậy tôi hy vọng một cuộc trưng cầu dân ý, có thể được tổ chức trước cuối năm".

Trong khi đó, Tổng trưởng Giáo dục là ông Simon Birmongham cho đài Sky News biết rằng, ông Shorten cần điều chỉnh ngôn từ của ông nầy.

"Ông Malcolm Turnbull đã phải đệ trình vấn đề nầy, khi không thể làm gì hơn được". Thượng nghị sĩ đảng Lao động, bà Penny Wong.


Ông cho biết luôn có lòng tin, là người dân Úc sẽ tiến hành cuộc thảo luận có chừng mực.

"May mắn là khi làm như vậy, chúng ta sẽ có một kết quả đoàn kết hơn từ cuộc trưng cầu dân ý, liên quan đến vấn đề bình đẳng hôn nhân".

"Quí vị đều biết rõ quan điểm của tôi về vấn đề nầy, chúng đã được ghi nhận trong các hồ sơ trong một thời gian rất dài và tôi luôn bỏ phiếu ủng hộ".

"Ông Malcolm Turnbull nói rằng, ông cũng sẽ bỏ phiếu thuận".

"Dĩ nhiên chúng ta sẽ thúc giục mọi người dân Úc, bất chấp lập trường của họ, hãy chọn lựa ngôn từ cẩn thận khi tranh luận về vấn đề nầy và tôn trọng ý kiến của đối thủ".

Tuy nhiên lãnh tụ đảng Xanh Richard Di Natale nói rằng, cuộc bỏ phiếu của công chúng sẽ dẫn đến một phản ứng tiêu cực.

"Chúng ta cần nhìn nhận, là một cuộc trưng cầu dân ý sẽ dẫn đến những tiếng nói hận thù trong cộng đồng và chuyện đó sẽ xảy ra".

"Chúng ta nêu lên quan điểm hợp pháp, bằng cách ủng hộ cuộc trưng cầu dân ý và đó là lý do chúng ta không nên có một thái độ hận thù như vậy "

Còn Thượng nghị sĩ đảng Lao động là bà Penny Wong nói rằng, Thủ tướng phải đầu hàng với nội bộ của Liên đảng và hủy bỏ lập trường đầu tiên của ông nầy về cuộc trưng cầu dân ý.

"Một cuộc trưng cầu dân ý được đề nghị, không phải vì đảng Tự do quyết định họ muốn tiến hành vấn đề nầy".

"Cuộc trưng cầu ý kiến được đề nghị là do đảng Tự do quyết định vì họ không thể xúc tiến vấn đề nầy, do các thành viên của cánh hữu của đảng Tự do quá giận dữ về chuyện đó".

"Ông Malcolm Turnbull đã phải đệ trình vấn đề nầy, khi không thể làm gì hơn được".

"Sau khi tuyên bố với mọi người là ông không ủng hộ cuộc trưng cầu dân ý, ông đã chào thua và đổ lỗi cho Eric Abetz, Cory Bernardi và George Christensen, đó là những gì xảy ra ".  

Được biết bà Wong có hai con với người bạn tình là bà Sophie Allouache, nói rằng nếu bình đẳng hôn nhân là điều ưu tiên cho người dân Úc, thì hãy bầu cử cho Lao động.

Vấn đề lấy ý kiến của người dân, tiên khởi dấy lên trong cuộc tranh luận lần thứ ba hồi tuần qua, khi câu hỏi về hôn nhân đồng tính được nêu lên với cả hai nhà lãnh đạo.

Ông Shorten đầu tiên cho rằng, một mức độ thù ghé tương đương có thể xảy ra do chiến dịch trưng cầu dân ý, sau vụ thảm sát tại Orlando và nói rằng các gia đình đồng tính, không phải là đối tượng bị thù ghét.

Ông Turnbull đáp trả khi nói rằng, nước Úc có cuộc thảo luận tôn trọng lẫn nhau và tiến đến một quyết định, trên căn bản một quốc gia.      



 


Share