Trong khi đó, một gương mặt quen thuộc đã trở lại Quốc hội và vụ rắc rối về song tịch lại được phát hiện phía Lao Động, thế nhưng họ hy vọng vụ nầy sẽ được thông qua tại toà án tối cao.
Lao động vẫn tin tưởng là, Thượng nghị sĩ của đảng nầy sẽ vượt qua việc cứu xét tại tòa án tối cao, mặc dù người nầy thú nhận có song tịch khi được đề cử trong cuộc tổng tuyển cử năm 2016.
Được biết các nghị sĩ đã đệ trình lý lịch gia đình và các tài liệu về quốc tịch vào hôm qua và các dân biểu cũng làm tương tự vào hôm nay.
Chính phủ hiện cân nhắc xem, liệu có tìm sự ủng hộ tại Thượng viện để trình trường hợp của Nghị Sĩ Lao động Katy Gallagher thuộc hàng ghế trước, lên tòa án tối cao hay không.
Được biết bà nầy không nhận được việc xác nhận từ bỏ quốc tịch Anh cho đến 2 tháng, sau khi được đề cử trong cuộc tuyển cử năm 2016.
Tuy nhiên phó lãnh tụ đối lập tại Thượng viện là bà Tanya Plibersek cho biết, có sự khác biệt lớn lao trong trường hợp của Lao động và những người bị tòa án tối cao xét thấy vô hiệu.
"Có sự khác biệt giữa những người được thảo luận hôm nay là bà Katy Gallaher và những người như Banaby Joyce, Fiona Nash và những người khác, là Lao động đã thực hiện các bước tích cực để từ bỏ tình trạng song tịch trước khi họ được đề cử, chúng tôi tin tưởng vào người của chúng tôi".
Trong khi đó, hôm qua thứ hai là ngày nhóm họp đầu tiên của Hạ Viện khi các thủ tục đã bị đình hoãn.
Hạ Viện cũng chứng kiến các cảnh tượng xúc động, với các dân biểu đọc các bài diễn văn ủng hộ hôn nhân đồng tính, chỉ vài tuần lễ sau khi đại đa số người dân Úc ủng hộ việc hợp pháp hóa vấn đề nầy, qua một cuộc thâm dò qua đường bưu điện.
Giới thiệu dự luật khi thắt nơ mang màu cầu vồng, dân biểu đảng Tự do Warren Enstch kể lại cá kinh nghiệm cá nhân của ông và việc ủng hộ vấn đề nầy từ lâu.
Lãnh tụ đối lập Bill Shorten cũng tuyên bố ủng hộ dự luật, khi đề cập đến Thượng nghị sĩ Lao động là bà Penny Wong và việc cố vấn của bà trong vấn đề nầy.
"Penny, bà thường độc hành trên con đường dài và khó khăn, đó là sự pha trộn giữa cá nhân và chính trị trong những cách thức mà một số chúng ta bỏ phiếu tại đây đã không bao giờ trải qua".
"Trong lúc bà hết sức khiêm tốn khi nói về mình trong những năm sắp tới, Sophie sẽ có thể nói với con cái họ về thời gian mà mẹ chúng đã giúp thay đổi cả nước Úc", Bill Shorten.
Vốn là người thường lên tiếng về hôn nhân theo truyền thống, cựu Thủ tướng Tony Abbott loan báo không chống lại dự luật.
Ông nói rằng, ông sẽ tôn trọng kết quả của cuộc thăm dò qua đường bưu điện.
Tuy nhiên ông cho biết, sẽ ủng hộ việc bảo vệ tự do tôn giáo, tự do ngôn luận vả quyền của các bậc cha mẹ.
Ông cũng ca ngợi chiến dịch nói KHÔNG, trong cuộc thăm dò.
"Có nhiều người nói trước về cuộc thảo luận nầy sẽ gây ra nhiều chia rẽ, thế nhưng theo tôi có ít khả năng về chuyện đó, không quá phấn khởi cũng như không lạm dung, chắc chắn là không có vấn đề gì từ chiến dịch nói KHÔNG cả".
"Chúng ta cần có sự thay đổi và được Quốc hội giải quyết vào cuối tuần nầy, theo đó bất cứ dân biểu Quốc hội nào cũng có thể đưa bất cứ ai nghi ngờ có song tịch lên tòa án tối cao và nếu đa số Quốc hội bỏ phiếu theo cách thức đó, thì việc chuyển hồ sơ đến tòa sẽ diễn ra. Việc nầy tránh chuyện thái quá, trong trường hợp chỉ có đảng Tự do có thể đưa các đối thủ lên tòa án, còn không ai khác có thể làm tương tự đối với đảng Tự do", Tony Burke.
Còn dân biểu thuộc đảng Tự do của đơn vị Goldstein là ông Tim Wilson, đã dùng thời gian tại Quốc hội để đề nghị với người sống chung, có mặt ở hàng ghế khán giả.
"Ryan Patrick Bolger, có kết hôn với tôi không? Chúng ta sẽ ghi nhận giây phút kỹ niệm nầy, trong biên bản Hansard cuả Quốc hội"
Còn ông Banaby Joyce mới vừa từ chiến thắng chắc chắn tại đơn vị New England trong cuộc bầu cử bổ túc, đã viếng thăm Quốc hội.
Trên ngực mang một tấm thẻ của Visitor, Quan Khách, cựu Phó Thủ tướng dùng bài diễn văn trong phòng họp của đảng Quốc gia, để xin lỗi về những khó khăn trong vụ song tịch và thách thức Lao động trong việc giải quyết vấn đề của đảng nầy.
"Mọi việc chúng tôi đã làm xong, thưa ông Shorten, đó là chuyện về phía ông, Bill, là ngay đến ngày hôm nay, ông chỉ cho chúng tôi những lời nói rỗng tuếch mà thôi".
"Ông biết rõ rằng nếu có những người trong đảng ông, có các câu hỏi cần được trả lời, thì ông nên nên nêu ra. Chúng ta giải quyết mọi chuyện trong các cuộc bầu cử bổ túc trong một ngày, còn ông thì không, ông chẳng chịu làm chuyện đó", Barnaby Joyce.
Trong khi đó, việc đăng tải các chi tiết gây nghi ngờ về một Thượng nghị sĩ Lao động, bà Katy Gallagher.
Các hồ sơ tiết lộ là, Bộ Nội Vụ Anh quốc không xác nhận vụ từ bỏ quốc tịch Anh của bà do huyết thống cho đến ngày 16 tháng 8 năm rồi, tức lả trễ một tháng sau khi việc đề cử hết hạn.
Thế nhưng bà cho biết, đã nhận được lời khuyến cáo về luật pháp là lỗi không phải ở bà và bà không có ý định đưa vấn đề nầy ra trước tòa án tối cao.
Được biết các dân biểu có thời hạn đến 9 giờ sáng thứ ba hôm nay để tiết lộ về tình trạng của mình, về người phối ngẫu và nơi sinh của cha mẹ và ông bà.
Thủ tướng Malcolm Turnbull đe dọa sẽ dùng con số dân biểu của chính phủ tại Quốc hội, để đưa các trường hợp nghi ngờ song tịch của Lao động và độc lập lên tòa án tối cao, một khi tin tức nầy được tiết lộ.
Thế nhưng dân biểu Lao động là ông Tony Burke cho rằng, điều nầy bất công và việc thực hiện nên được thống nhất.
"Chúng ta cần có sự thay đổi và được Quốc hội giải quyết vào cuối tuần nầy, theo đó bất cứ dân biểu Quốc hội nào cũng có thể đưa bất cứ ai nghi ngờ có song tịch lên tòa án tối cao và nếu đa số Quốc hội bỏ phiếu theo cách thức đó, thì việc chuyển hồ sơ đến tòa sẽ diễn ra".
"Việc nầy tránh chuyện thái quá, trong trường hợp chỉ có đảng Tự do có thể đưa các đối thủ lên tòa án, còn không ai khác có thể làm tương tự đối với đảng Tự do", Tony Burke.
Được biết Hạ Viện dự tính sẽ họp đến nửa đêm nay để có thể chung quyết dự luật vể hôn nhân đồng tính hầu chuyển lên Thượng viện trở lại, hy vọng là vào cuối tuần nầy.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại