Chiến dịch bao gồm ý kiến của nhiều người dân Úc từ các nguồn gốc khác nhau đề nghị rằng chế độ quân chủ đã không còn chỗ đứng trong xã hội đa văn hóa Úc.
Có nhiều giọng nói khác nhau và tất cả đều cam kết trung thành với Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị.
Nhưng đó chỉ là sự nhại lại một cách hài hước - nằm trong quảng cáo 50 giây của Phong trào Cộng hòa Úc được phát sóng nhằm cho thấy chế độ quân chủ đã không còn thích hợp trong xã hội hiện đại Úc.
Trong khi "God Save the Queen" đã không còn là quốc ca của Úc kể từ năm 1984 thì Nữ hoàng vẫn là người đứng đầu nước Úc.
Ông Peter Fitzsimons, thuộc Phong trào Cộng hòa Úc, nói rằng đã đến lúc cần phải thay đổi.
"Chính nước Úc nhìn thấy sự thay đổi. Có lẽ là cho đến tận những năm 60 và 70, chúng ta vẫn nhìn nhận mình chủ yếu là những người Anh sống ở các vùng biển phía nam. Cho đến những năm 80, 90 và bước vào thế kỷ 21 thì chúng ta ngày càng nhận thức rõ rằng không còn như thế nữa."
Hiệp hội Hồi giáo Ahmadiyya của Úc nói rằng bất kỳ cuộc tranh luận về một nước cộng hòa Úc nên tập trung vào việc hợp nhất nước Úc.
Phó Chủ tịch của Hiệp hội, ông Nasir Mohamad, lo ngại sự thay đổi hệ thống có thể dẫn đến sự chia rẽ.
"Hãy nhìn xem hệ thống này được thử nghiệm như thế nào. Hệ thống mới, có thể sẽ tốt hơn, nhưng quý vị chẳng thế nói được gì cho đến khi thử áp dụng hệ thống mới. Chúng ta vẫn chưa thử gì cả."
Đã gần hai thập kỷ kể từ khi câu hỏi liệu Úc có nên trở thành một nước cộng hòa hay không được đưa ra trưng cầu dân ý.
Cuộc trưng cầu dân ý lịch sử tại Anh vào cuối tháng 6 vừa qua cũng đã mở lại tranh luận về chuyện Úc trở thành một nước cộng hòa.
Sau vụ bỏ phiếu gây nhiều ảnh hưởng, các ủng hộ viên của phong trào cộng hòa đã tràn ngập những trang mạng xã hội, để kêu gọi thiết lập nền cộng hòa cho nước Úc.
Cuộc trưng cầu dân ý đã dấy lên một làn sóng mạnh mẽ, trên các trang mạng xã hội nhằm kêu gọi nước Úc nên trưởng thành, để cắt bỏ mọi quan hệ với nước Anh.
Chiến dịch được gọi là AusExit, thúc giục người dân Úc thành lập nền cộng hòa và lập lại lời kêu gọi, nên có một lá cờ Úc mới.
Thủ tướng Malcolm nhấn mạnh cuộc trưng cầu ý dân lần tới để quyết định Úc có chuyển đổi mô hình sang thành nước cộng hòa hay không cần phải được tính toán toàn diện hơn và giảm thiểu sự nhầm lẫn để tránh thất bại như cuộc trưng cầu ý dân do Phong trào này thúc đẩy vào năm 1999.
Thế nhưng trên đường phố Sydney, vấn đề này vẫn nhận được những luồng công luận trái chiều.
"Tôi không biết nữa, tôi thích Nữ hoàng. Bà ấy thật dễ thương. Tôi không nghĩ là bà ấy nắm giữ nhiều quyền lực chính trị, vì vậy tôi nghĩ nó cũng chẳng có vấn đề gì cả."
"Chúng ta nên chuyển sang chế độ cộng hòa vì Nữ hoàng đang trở nên già cả và chúng ta cần phải thay đổi."
"Tôi chỉ muốn một đất nước gắn kết và toàn vẹn, và tôi nghĩ rằng cộng hòa là con đường tốt nhất."
Trong khi đó, phát biểu trong lễ kỷ niệm lần thứ 25 Phong trào Cộng hòa Úc tại Sydney vào tháng 12 vừa qua, Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull đã tái khẳng định sự ủng hộ của ông về việc đưa Úc trở thành một nước cộng hòa, song cho rằng điều này chưa thể diễn ra khi Nữ hoàng Anh Elizabeth II còn trị vì.
Thủ tướng Malcolm nhấn mạnh cuộc trưng cầu ý dân lần tới để quyết định Úc có chuyển đổi mô hình sang thành nước cộng hòa hay không cần phải được tính toán toàn diện hơn và giảm thiểu sự nhầm lẫn để tránh thất bại như cuộc trưng cầu ý dân do Phong trào này thúc đẩy vào năm 1999.
Úc là một nước theo chế độ quân chủ lập hiến được quy định theo Hiến pháp thông qua năm 1901 và nằm trong khối Thịnh vượng chung. Những tranh cãi về việc đưa Úc thành nước cộng hòa đã trở thành vấn đề chính trị nóng hồi đầu những năm 1990.
Vào năm 1999, ông Turnbull khi đó từng là lãnh đạo Phong trào Cộng hòa của người Úc, đã kêu gọi Quốc hội tổ chức trưng cầu ý dân nhằm đưa Úc trở thành một nước cộng hòa. Cuộc trưng cầu ý dân được tổ chức vào ngày 6/11/1999, song thất bại khi đa số cử tri bỏ phiếu không tán thành sửa đổi hiến pháp để chuyển sang chế độ cộng hòa.