Bản phúc trình Theo dõi Nhân quyền năm 2017 cũng nêu lên các quan ngại, về việc xuất hiện các nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa dân túy thuộc cánh hữu tại Âu châu.
Phúc trình cho biết cũng có các quan ngại tại Úc, bao gồm chính sách khắc nghiệt với người tỵ nạn, việc đối xử với thanh niên Thổ dân bị giam giữ và hậu quả của luật lệ chống khủng bố.
Phúc trình thường niên của tổ chức theo dõi nhân quyền, xem xét tình trạng nhân quyền của hơn 90 quốc gia.
Giám đốc Human Right Watch là ông Ken Roth loan báo bản phúc trình, với lời cảnh cáo hết sức nghiêm trọng đến toàn thế giới.
"Việc gia tăng các nhà lãnh đạo thuộc chủ nghĩa dân tuý trên toàn cầu là một mối nguy hiểm đặc biệt cho nhân quyền, do nhân quyền tồn tại là để bảo vệ cho mọi người khỏi các chính phủ, thế mà ngày nay một thế hệ mới những người theo chủ nghĩa dân túy lại đảo ngược vai trò đó".
"Họ tự nhận là nói lên tiếng nói cho người dân, họ xem nhân quyền như là một trở ngại cho ý muốn của đa số, và là một cản trở không cần thiết để bảo vệ quốc gia khỏi các đe dọa và tội ác", Giám đốc Human Right Watch là ông Ken Roth nói.
Bản phúc trình thường niên cũng chỉ trích các nhà lãnh đạo Nga, Trung quốc và Thổ Nhĩ Kỳ trong việc đàn áp phe đối lập, cũng như Tổng thống Syria Bashar al Assad nhắm mục tiêu tấn công vào thường dân.
Ông Roth cho biết việc làm ngơ các bài học trong lịch sử, sẽ khiến cho chúng ta gặp nhiều nguy hiểm và ông nêu bật những gì ông cho biết là một chiều hướng lo ngại, xuất hiện trên toàn cầu.
"Chúng tôi thấy tình trạng tương tự của các người tầm trú, di dân và đặc biệt là người Hồi giáo tại Âu châu, bị làm các con dê tế thần".
"Đứng đầu việc nầy là Marine Le Pen tại Pháp và Geet Wilders tại Hoà Lan, thế nhưng các dư âm của việc không khoan dung nầy được nhận thấy trong chiến dịch Brexit, các lời lẽ của Viktor Orban tại Hungary, của Jaroslaw Kaminski tại Ba Lan, cùng với các đảng phái cực hữu từ Đức đến Hy Lạp", ông Ken Roth giám đốc Human Right Watch nói.
Giám đốc Văn phòng Human Right Watch tại Úc châu, bà Elaine Pearson cho biết một chiều hướng tương tự, có lẽ đang xuất hiện tại Úc, dù với mức độ ít hơn.
"Mặc dù chúng tôi không thấy nước Úc có cùng mức độ như tại các nước khác, thế nhưng chúng ta đã thấy sự tái xuất hiện các đảng phái như đảng One Nation, cũng nhắm vào các cộng đồng nhỏ bé, dù họ có là người từ nước ngoài đến hay không, dù họ là người tỵ nạn hay thuộc cộng đồng Hồi giáo hay không".
"Tôi nghĩ một khi chính phủ đi theo con đường nầy, khi buộc những người nói trên bị giam giữ trong tù mà không thực sự xét xử về các vi phạm, thì đây thực sự là việc xóa bỏ các quyền hạn căn bản của con người, theo luật pháp của chúng ta", bà Elaine Pearson, Chủ tịch Human Right Watch Úc châu cho biết.
Phúc trình cũng nêu bật các lãnh vực quan ngại khác đang diễn tiến tại Úc, bao gồm chính sách giam giữ người tầm trú và việc đối xử với những người trẻ Thổ dân bị giam giữ.
Bà Pearson nói rằng, trong lúc nước Úc được xem là một nền dân chủ đa văn hóa mạnh mẽ, với nhiều quyền hạn và tự do, thì một số vấn đề vẫn chưa được giải quyết.
"Thế nhưng nước Úc thực sự là một nước nằm ngoài thuộc một châu lục riêng biệt, so với các quốc gia khác đặc biệt là những nước Tây phương trong việc đối xử với người tỵ nạn và người tầm trú".
"Có nhiều quan ngại là, một số quốc gia Âu châu hay các đảng phái chính trị, có thể nhìn đến nước Úc để theo đuổi chiều hướng nầy, mà chúng tôi nghĩ phương cách nầy tỏ ra không hữu hiệu".
"Chúng tôi không nghĩ rằng, quí vị có thể trừng phạt vài ngàn người và bỏ xó họ trong tuyệt vọng qua nhiều năm giam giữ, được xem là một dấu hiệu làm cho họ nản chí".
"Chúng ta sẽ lâm vào tình trạng nguy hiểm, nếu Âu châu hay những nước khác chấp nhận các chính sách tương tự", bà Elaine Pearson, Chủ tịch Human Right Watch Úc châu nói.
Bà Pearson cho biết, trong khi nước Úc chấp thuận chính sách chống khủng bố để đối phó với mối đe dọa khủng bố trên thế giới, thì vẫn còn nhiều quan ngại về việc luật pháp đi quá xa và có thể ảnh hưởng đến sự tự do của người dân.
"Có những quan ngại về việc kiểm soát biên giới nới rộng đến các trẻ em nhỏ đến 14 tuổi, các em sẽ bị giới hạn gắt gao trong việc di chuyển hay liên lạc".
"Lãnh vực then chốt khác cũng gây nhiều quan ngại trong luật pháp của Úc, là việc giam giữ những người bị án khủng bố dù đã mãn hạn tù".
"Tôi nghĩ một khi chính phủ đi theo con đường nầy, khi buộc những người nói trên bị giam giữ trong tù mà không thực sự xét xử về các vi phạm, thì đây thực sự là việc xóa bỏ các quyền hạn căn bản của con người, theo luật pháp của chúng ta", bà Elaine Pearson, Chủ tịch Human Right Watch Úc châu cho biết.