Những chi tiết nầy được ghi nhận trong một phúc trình của chính phủ tiểu bang Victoria.
Các nhà phân tích thúc giục mọi người thuộc các nhóm dễ bị nguy hiểm nói trên hãy hết sức cẩn thận.
Từ nhỏ cho đến lớn, Anna Kim Anderson chưa bao giờ bị suyễn cả, thế nhưng mọi chuyện thay đổi khi một cơn bão ập đến Melbourne, vào một buổi tối hồi 8 năm trước.
“Tôi bị khó thở, cảm thấy đôi chút choáng váng và như bị tức ngực, do tôi bị suyển trước đây, thế nhưng tôi chẳng hiểu chuyện nầy ra sao cả”.
Cô Anderson đã trải qua một cơn suyễn do giông bão gây ra và đây là một hình thức nghiêm trọng của bệnh suyễn, do nó có thể nguy cơ đến tính mạng và xảy ra do các hiện tượng thời tiết hiếm hoi.
Kể từ sau vụ lên cơn suyễn đầu tiên vào năm 2010, cô Anderson vốn là người gốc Triều Tiên lại bị một trận suyễn nữa vào năm 2016.
Cô cho biết khi đến bệnh viện, cô mới nhận thấy mình không lẻ loi.
“Tôi bị thiếu ôxy, họ chuyển tôi vào ngay phòng chăm sóc khẩn cấp, trong phòng đầy những người Á châu bị những triệu chứng như tôi”.
Trong khi đó, một báo cáo của Bộ Y Tế tiểu bang Victoria tìm thấy, cô Anderson là một trong số hàng ngàn người gốc Đông hay Nam Á, đã phát triển loại dị ứng mới và trải qua các cơn suyễn, sau khi họ định cư tại Úc.
Giáo sư Frank Thien, là giám đốc khoa Hô Hấp tại phân khoa nghiên cứu lâm sàng về sức khỏe, thuộc đại học Monash.
Ông là một trong các khoa học gia, tham gia trong bản phúc trình với những khám phá mới, khi cho rằng tính chất di truyền của người Á châu là một yếu tố quan trọng.
“Những người có nguồn gốc Á châu và Ấn độ đến Úc, hay di cư sang Úc đã gia tăng các nguy cơ về dị ứng, đặc biệt là phấn hoa và bị suyễn, các nguy cơ đó gia tăng cùng với thời gian ở lại trên nước Úc”.
Được biết các điều kiện thời tiết khắc nghiệt cũng làm gia tăng đáng kể nguy cơ bị suyễn.
“Mọi người có thể đề phòng, chẳng hạn như chắc chắn họ có ống hít mũi mang theo mình, ở trong nhà khi có giông bão xảy ra, đóng cửa sổ để không cho phấn hoa bay vào nhà”, Angie Bone.
Cuộc nghiên cứu tiết lộ rằng, trong các cơn bão lớn tại Victoria hồi năm 2016, thì hầu như cứ 5 người là có 2 với triệu chứng bệnh suyễn từ trước, đã phải vào phòng cấp cứu, nếu họ là người sinh ra tại Đông Ấn hay thuộc tiểu lục địa Ấn độ.
Cuộc nghiên cứu tìm thấy, những người nói trên có nguy cơ gấp 5 lần là phải nhập viện.
Trong số 10 người chết trong thảm họa đó, có 6 người thuộc nguồn gốc Đông hay Nam Á.
Các nhà phân tích vẫn không chắc là tại sao những người nầy lại càng dị ứng thêm nữa, thế nhưng cuộc nghiên cứu cho thấy ngay cả những người Á châu nầy sinh ra tại nước Úc có cha mẹ là người Á châu, thì họ vẫn có nhiều nguy cơ phát triển sự dị ứng hơn là các bậc cha mẹ không phải là người Á châu.
Các cuộc nghiên cứu cho rằng, yếu tố di truyền cũng như tiếp xúc với các loại phấn hoa và cỏ dại khác nhau, từ nhiều nơi ở châu Á cũng là một yếu tố quan trọng khiến họ bị suyển.
Với mùa phấn hoa và cỏ dại tại Victoria bắt đầu từ tháng 10 cho đến tháng chạp, Phó Giám Đốc Sở Y tế Victoria là bà Angie Bone khuyến khích mọi người có nguồn gốc từ Đông và Nam Á hãy chuẩn bị trước.
“Mọi người có thể đề phòng, chẳng hạn như chắc chắn họ có ống hít mũi mang theo mình, ở trong nhà khi có giông bão xảy ra, đóng cửa sổ để không cho phấn hoa bay vào nhà”, Angie Bone.
Bộ Y Tế Victoria cho biết, điều kiện thời tiết khô hạn từ trước đến nay trong năm xảy ra tại nhiều nơi trên nước Úc, có nghĩa là bệnh suyễn do giông bão gây nên, là điều khiến mọi người nên lưu ý.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại