Không thích người tầm trú: Vấn đề tôn giáo hay kỳ thị sắc tộc?

Một chiếc thuyền của người tầm trú bị ngăn chận vào Úc năm 2013

Một chiếc thuyền của người tầm trú bị ngăn chận vào Úc năm 2013 Source: AAP

Một cuộc nghiên cứu mới tại Melbourne cho rằng, việc không hòa đồng về tôn giáo chứ không phải là kỳ thị chủng tộc, là nguyên nhân chính yếu cho những tình cảm tiêu cực đối với người tầm trú tại Úc.


Cuộc nghiên cứu dẫn đến lời kêu gọi đến các chính trị gia và giới truyền thông Úc, hãy có những quan niệm và sự chính xác, trong các cuộc thảo luận về người tầm trú.

Cuộc nghiên cứu có tên là Hội chứng Lo sợ về Hồi giáo tức Islamophobia  và các tình trạng lo âu khác.

Đại học Melbourne đã thực hiện cuộc nghiên cứu và nhắm vào 10 nhóm chính yếu ở Victoria, New South Wales và Queensland.

Kết quả cuộc khảo sát đề nghị, vấn đề không hoà đồng tôn giáo chứ không phải là kỳ thị chủng tộc, là động lực chính yếu trong thái độ tiêu cực của nước Úc đối với người tầm trú.

80 người tham dự cuộc nghiên cứu nầy thuộc đủ hạng tuổi, phái tính và tình trạng kinh tế xã hội.

Cuộc khảo sát tìm thấy, trong khi phân biệt chủng tộc và các lo âu về kinh tế, ít nhất giữ một vai trò trong việc dấy lên những tình cảm chống đối người tầm trú, thì nguyên nhân chính yếu hiện nay dường như có động lực tôn giáo.

Người đứng đầu cuộc nghiên cứu là ông Denis Muller nói rằng, những người tham dự chống đối mạnh mẽ người tầm trú, thường cho họ là những người từ Trung đông đến và là tín đồ Hồi giáo.

"Nhiều người nghĩ rằng Hồi giáo là một tôn giáo không hòa đồng, cùng lúc lại cho rằng chính tín ngưởng nầy rất hoà đồng trong khi lại không dung thứ cho các tôn giáo khác và Hồi giáo có tham vọng áp đặt luật Sharia trên nước Úc".

"Điều đó vi phạm một trong các căn bản tuyệt đối của nền chính trị Úc và các chính trị gia có khuynh hướng mong muốn những người nầy sát nhập vào xã hội Úc".

"Họ sẽ học tiếng Anh, không cư ngụ trong các khu xóm ổ chuột và chấp nhận các giá trị của nước Úc thêm nữa, để đóng góp vào xã hội Úc. Và một tầm mức rộng lớn dân số tin rằng, Hồi giáo không chuẩn bị để hội nhập vào tình trạng như vậy tại Úc".

Tiến sĩ Muller đề nghị rằng, nỗi sợ hãi về những gì được mô tả là hội chứng lo sợ về Hồi giáo, đã bị dự đoán quá mức trong cộng đồng.

Ông kể ra cuộc nghiên cứu trước đây cho thấy, chỉ có 2.2 phần trăm dân Úc theo Hồi giáo.

Hơn nữa, ông cho biết vài người tham dự cuộc nghiên cứu xem Hồi giáo với khủng bố và như vậy cũng xem những người tầm trú là khủng bố luôn.

Ông Mo Elleissy thuộc Hiệp hội Hồi giáo Thiên chúa giáo và Do thái giáo tại Victoria, một nhóm cổ xúy ngăn ngừa việc không hòa đồng tôn giáo.

"Rõ ràng Hồi giáo là một điều gây nhiều lo sợ cho mọi người, bởi vì đó là một tôn giáo đứng hàng thứ hai trên thế giới và dĩ nhiên, nó dính líu đến vấn đề khủng bố".

"Vì vậy nó khiến cho người ta chấp nhận một số các lo sợ khác, đó lả sợ hãi về hệ tư tưởng".

Tiến sĩ Denis Muller nói rằng, thái độ của những người tham dự được tìm thấy bị ảnh hưởng ít nhất một phần, là do các cuộc tranh luận chính trị và của giới truyền thông.

"Họ chỉ tin tưởng nhiều vào những gì chính phủ, nói về những nguy hiểm đối với khủng bố phát sinh tại Úc và chính phủ luôn luôn nói về những chuyện nầy".

"Họ đề cập đến vụ vây hãm tại cà phê Lindt, họ nói đến các vụ kiện trước tòa và tất cả những điều nầy tạo nên một cảm tưởng như vậy, chuyện nầy lên cứ diễn ra mãi, hết nhóm nầy đến nhóm khác".

"Với cuộc nghiên cứu có nhiều giá trị  và khi quí vị đều thấy mọi mũi tên đều chỉ về một hướng, quí vị biết rằng mình đang thấy một kiểu mẫu xuất hiện".

"Từ đó tôi nghĩ nói chung, chúng ta thấy được một sự chấp nhận lớn lao về những dị biệt và mức độ gắn kết xã hội cao hơn, cùng những vấn đề khác nữa". Giám đốc Dịch vụ Giáo dục Đa văn hóa Úc châu, bà Cath Scarth.


Còn ông Elleissy cho biết, ông rất thấu hiểu về những người tầm trú và tỵ nạn, khi đối diện với các ý kiến như vậy.

"Bất chấp những điều như vậy, người tỵ nạn luôn luôn đối phó với những quan điểm nầy, bởi vì họ các ý tưởng đó luôn chiếm dân số trong xã hội chúng ta".

"Vì vậy, hãy tưởng tượng là một người tỵ nạn và chúng ta cũng biết rõ rằng có nhiều người được nói đến là người tỵ nạn, chỉ cần mở trang báo ra, hay đọc bất cứ một bài báo nào trên internet, hoặc nói chuyện với người khác".

"Trong khi có lẽ không phải tất cả việc nầy nhắm vào người tỵ nạn, bởi vì không phải ai cũng thực sự biết họ là người tỵ nạn, thế nhưng họ biết rằng, trong một xã hội rộng lớn có những quyết định như vậy và xem họ trong một cách thức mà chúng ta chỉ biết là nhiều nỗi lo âu và thống khổ, mà người tỵ nạn hiện tìm cách làm cho vơi bớt".

Trong khi đó, Dịch vụ Giáo dục Đa văn hóa Úc châu có trụ sở tại Victoria, là một cơ quan định cư đặc biệt trong việc giúp đỡ những người tỵ nạn trên khắp nước Úc.

Giám đốc là bà Cath Scarth nói rằng, những ai có các quan điểm như vậy nên nhớ rằng, tại sao những người tầm trú đến các nước như nước Úc.

"Tôi nghĩ một trong các vấn đề quan trọng chúng ta cần lưu ý mọi người, là đa số người Hồi giáo cũng chạy trốn   nạn khủng bố, vốn là điều mọi người quan tâm khi họ nghĩ rằng, người tỵ nạn là những kẻ xâm nhập".

"Hầu hết những nói trên có mặt tại đây, dù họ là người Hồi giáo hay không, đều chạy trốn các vụ đàn áp".

"Vì vậy điều thú vị là chúng ta có suy nghĩ là chính chúng ta đang gặp nguy hiểm, và họ là những kẻ khủng bố, khi trong thực tế họ là nạn nhân của khủng bố".

Ông Mo Elleissy nói rằng, giới truyền thông Úc và các chính trị gia cần hướng dẫn đường lối, trong việc chống lại các quan điểm như vậy.

"Những gì chúng ta cần là hiện nay là một lần nữa, phải có sự lãnh đạo từ các chính trị gia của chúng ta, cũng như của truyền thông nữa".

"Mọi người lan truyền các quan điểm của họ, về nỗi lo sợ người tỵ nạn và Hồi giáo và ý nghĩ điên rồ nầy có thể xảy ra".

"Thế nhưng phản ứng của các chính trị gia lại không như vậy".

"Họ nói, 'Được rồi chúng ta có một cuộc thảo luận về chuyện nầy' hay 'Đây là chuyện thực sự của nước Úc, những người Úc tốt nhất nói lên quan điểm của họ'.

"Tôi nghĩ chúng ta thực sự cần bắt đầu nói rằng, ' Vâng, nếu mọi người nói những điều không đúng về người Hồi giáo, thì nên chấm dứt trước khi nói đi xa hơn".

Còn bà Scath cho biết, nước Úc nói chung thường chấp nhận số người tầm trú lớn lao, không kể đến tôn giáo của họ.

Để nhắc lại, bà nói đến công việc rộng lớn hơn của Hiệp hội Scanlon, một trung tâm nghiên cứu về xã hội.

 "Việc đó hoàn toàn là một bức ảnh chọn lựa về quan điểm của các cử tri và rõ ràng các cuộc khảo sát rộng lớn hơn như của Hiệp hội Scanlon, sẽ cho chúng ta hiểu biết hơn về ý nghĩ của số đông người".

"Từ đó tôi nghĩ nói chung, chúng ta thấy được một sự chấp nhận lớn lao về những dị biệt và mức độ gắn kết xã hội cao hơn, cùng những vấn đề khác nữa".                                                




Share