LHQ lên án các tội ác chống nhân loại tại Syria

Một bé trai Syria gần điểm băng qua biên giới Thổ nhỉ Kỳ

Một bé trai Syria gần điểm băng qua biên giới Thổ nhỉ Kỳ Source: AAP

Nhiều trại tỵ nạn đang được xây cất doc theo biên giới giữa Syria và Thổ nhỉ Kỳ, để có chỗ tạm trú cho những người lánh nạn từ thành phố Aleppo ở phía bắc Syria.


Lực lượng chính phủ Syria được không lực Nga yễm trợ, đã chiến đấu chống lai các lực lượng đối lập với chính phủ, tại thành phố trước đây hoạt động mạnh về kỷ nghệ.

Các viên chức Thổ cho biết, có khoảng 77 ngàn người lánh nạn trong các trại, dọc theo biên giới với Thổ nhỉ Kỳ.

Thủ tướng Thổ nói rằng, những người tỵ nạn chỉ được phép băng qua biên giới khi cần thiết mà thôi..

Hiện có hàng chục ngàn người chờ đợi dọc theo biên giới Thổ nhỉ Kỳ và Syria, trong khi các nhà lãnh đạo thế giới đang quyết định số phận của họ.

Thổ nhỉ Kỳ được ca ngợi, trong việc nhận thêm hơn 2.5 triệu người từ Syria.

Hiện nay chỉ có những người nào cần được trợ giúp khẩn cấp, mới có thể vượt qua biên giới.

Thế nhưng Phó chủ tịch hội Hồng Nguyệt Thổ, ông Kerm Kinik nói rằng, họ vẫn cam kết việc giúp đỡ những người tầm trú.
 
"Vị tỉnh trưởng địa phương cuả chúng tôi tuân theo quyết định mới nhất của chính phủ, khi giữ những người tỵ nạn Syria bên kia biên giới".

"Công việc của chúng tôi là duy trì việc cung cấp các nhu cầu của họ tại chỗ".

"Chúng tôi cải thiện các điều kiện trong trại trong một khoảng thời gian ngắn, và chúng tôi tìm cách hỗ trợ các nhu cầu căn bản, như thực phẩm và y tế".

Đã ba ngày trôi qua, kể từ khi những người tầm trú bắt đầu đến đây.

Có 200 lều trại đã được dựng lên trong ngày đầu tiên và các nhân viên cứu trợ nói rằng, có khoảng 50 căn lều khác sẽ được thiết lập.

Một người tầm trú nữ nói rằng, họ chẳng còn lựa chọn nào khác.

"Chúng ta nên đi đâu đây ? Vùng Zahra cuả chúng ta đã bị phá hủy rồi".

"Mọi người đã chết hoặc phải chạy đi".

"Chúng tôi bị kẹt giữa một bên là lực lượng của Bashar al Assad, bên kia là người Kurds hay Daesh".

"Chúng tôi nên đi đâu đây ? Cánh cửa nên mở ra cho chúng tôi".

Còn Thủ tướng Thổ nhỉ Kỳ ông Ahmet Davutoglu cho biết, những người tỵ nạn được băng qua biên giới khi cần thiết.
 
"Gần 30 ngàn người đã tập trung gần biên giới chúng tôi".

"Chúng tôi sẽ đáp ứng các nhu cầu của các anh em Syria như thường lệ".

"Chúng tôi sẽ nhận họ, khi cần thiết".

"Chúng tôi đã bày tỏ lập trường của chúng tôi rõ ràng, không ai có thể cáo buộc hay tha thứ cho các cuộc không kích của Nga, vốn rõ ràng tạo nên những vụ thảm sát có tính cách sắc tộc".
"Đa số các cái chết của những người bị giam giữ cho thấy, chính phủ Syria chịu trách nhiệm về những hành động dẫn đến sự hủy diệt, vốn là một tội ác chống nhân loại, bởi vì những cái chết nầy được thực hiện, trong việc theo đuổi một chính sách toàn quốc, qua việc tấn công thường dân". Chủ tịch Ủy hội độc lập Điều tra về Syria, ông Paolo Pinheiro.
Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel hiện có mặt tại thủ đô của Thổ để hội đàm.

Bà cho biết hết sức kinh hãi, trước những tổn thất tại Syria, thế nhưng nhấn mạnh rằng điều quan trọng là kiểm soát vấn đề di trú, nhằm ngăn chận những kẻ thù và các tên buôn lậu người đi vào Âu châu.

"Chúng tôi muốn chấm dứt việc di dân bất hợp pháp, thế nhưng rõ ràng chúng ta phải sẳn sàng để tiếp nhận người tỵ nạn bằng các phương tiện hợp pháp, đặc biệt là người tỵ nạn Syria. Đây được gọi là hệ thống của Âu châu và các chuyên gia của chúng ta, cùng với Liên Âu và các đại diện từ Ủy hội Âu châu, sẽ cùng nhau làm việc hết sức căng thẳng trong những ngày tới, để xem những gì như thế nầy, có thể diễn ra trong thực tế.

Năm 2015, nước Đức đã nhận 1.1 triệu người tầm trú, một con số chưa từng xảy ra trước đây, hầu hết những người nầy trốn chạy các cuộc xung đột ở Syria, Iraq và A phú hản.

Thế nhưng trong khi các nhà lãnh đạo thảo luận về các cách thức để kiểm soát biên giới tốt đẹp hơn, có tin tức cho biết có hơn 30 thi hài được tìm thấy, sau khi chiếc tàu của họ bị chìm, trên đường từ Thổ nhỉ Kỳ đến Hy Lạp.

Trong khi đó, đã có các cáo giác mới về tình hình của thường dân bị kẹt bên trong Syria, đã được tiết lộ.

Các điều tra viên Liên hiệp quốc phát hành một phúc trình, lên án việc đối xử với những người bị bắt giữ tại Syria, là một tội ác chống nhân loại.

Chủ tịch của Ủy hội độc lập Điều tra về Syria, ông Paolo Pinheiro nói rằng, chính phủ Syria cố tình tận diệt người dân.
 
"Đa số các cái chết của những người bị giam giữ cho thấy, chính phủ Syria chịu trách nhiệm về những hành động dẫn đến sự hủy diệt, vốn là một tội ác chống nhân loại, bởi vì những cái chết nầy được thực hiện, trong việc theo đuổi một chính sách toàn quốc, qua việc tấn công thường dân".

"Các tù nhân thường xuyên bị tra tấn và đánh đập, bó buộc phải sống trong các điều kiện thiệu vệ sinh và các trại giam đông nghẹt, với ít thực phẩm hoặc chẳng có chăm sóc y tế, và nhiều người mất tích trong khi bị giam giữ".

Ông cho biết, các nhóm võ trang chống chính phủ cũng thực hiện các hành vi vi phạm, đối với những người bị bắt giữ của họ, với các binh sĩ chính phủ và các thành viên của các nhóm võ trang đối lập bị hành quyết, hay chết vì bị tra tấn.

Trong khi đó, các nhà lãnh đạo thế giới hiện tái thẩm định về vai trò của họ, trong cuộc khủng hoảng Syria.
Canada hiện rút về 6 phản lực cơ chiến đấu, vốn đã bỏ bom các mục tiêu tại Iraq và Syria.

Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho biết, 2 phi cơ thám thính vẫn còn ở lại trong vùng, và họ tiếp tục sẽ giúp đỡ trong việc tiếp tế nhiên liệu cho các phi cơ khác.

"Có vai trò trong việc bỏ bom, đặc biệt trong ngắn hạn, thế nhưng Canada có nhiều thuận lợi, bao gồm khả năng khó đạt được về việc huấn luyện các binh sĩ địa phương, một điều mà chúng ta đạt được qua 10 năm tại A phú hản và những cuộc chiến khác, nơi chúng ta có thể thực sự đưa ra những giúp đỡ tốt nhất trong một cách thức khác biệt".

"Đó là những gì chúng tôi đang làm và tôi rất tin tưởng rằng sứ mạng nầy không chỉ tốt hơn sứ mạng vừa qua của chúng ta, thế nhưng đó là chuyện đúng đắn phải làm".




Share