Giảm bất công xã hội là chìa khóa giảm bớt cháy rừng

Các lính cứu hỏa tại Crib Point, Victoria

Các lính cứu hỏa tại Crib Point, Victoria Source: AAP

Các nhà nghiên cứu hiện kêu gọi nên có việc duyệt xét toàn diện, các phương thức mà nước Úc đối phó với hiểm hoạ cháy rừng ngày càng gia tăng.


Họ muốn chú ý nhiều hơn về việc nhận dạng những kẻ có khả năng phóng hỏa, với con số các vụ hỏa hoạn cố ý ngày càng nhiều hơn.

Nước Úc hiện bắt đầu vào Xuân với thời tiết hơi giá lạnh, thế nhưng đã có các con số thống kê gây nhiều quan ngại về hiểm họa hỏa hoạn, được Giáo sư Janet Stanley thuộc phân khoa Xã hội Bền vững của Đại học Melbourne, đưa ra.

“Chúng ta xem xét từ 45 ngàn đến 60 ngàn vụ hỏa hoạn hàng năm xảy ra tại Úc, tôi muốn nói đây là một vấn đề hệ trọng”.

Giáo sư Stanley và các nhà nghiên cứu, tiết lộ kế hoạch ngăn ngừa các trận cháy rừng hữu hiệu hơn, trong lúc việc thay đổi khí hậu gia tăng mức độ, cùng với tính chất nghiêm trọng của các đám cháy.

“Trừ khi chúng ta giải quyết vấn đề đúng hướng và đạt đến một hệ thống thích hợp để đối phó với các trận hỏa hoạn, bằng không chúng ta sẽ chịu nhiều áp lực trong tương lai một cách đáng thất vọng, do có nhiều việc chúng ta có thể làm trước đó”.

Với ước lượng có hơn phân nửa các trận hỏa hoạn là do cố ý phóng hỏa, kế hoạch nêu bật con số người dân Úc trở thành những người phóng hỏa, ngày càng gia tăng.

Theo giáo sư Stanley, cộng đồng hiện có thái độ khá thụ động, trong việc đối phó với những vụ cố ý phóng hỏa trong các vụ cháy rừng.

Bà cho biết có đến 80 phần trăm các vụ cháy rừng là do hoạt động của con người, thế nhưng việc lo sợ bị trả thù, khi báo cáo về một tên phóng hỏa tại địa phương, có nghĩa là nhiều người không dám lên tiếng.

Bà nói rằng, trong một cộng đồng nhỏ bé quí vị có thể biết được một người nào đó bị nghi ngờ và ngần ngại trong việc tố giác, ngay trong trường hợp có các bằng chứng.

Điều nầy có nghĩa là, họ tìm thấy mối liên hệ giữa tình trạng bất lợi về mặt kinh tế xã hội, với việc phóng hỏa.

Họ ngày càng thấy được hiểm họa lớn lao, về các vụ hỏa hoạn xảy ra ở các vùng ven đô thị, khi dân số phát triển ngày càng lấn xa đến các rừng rậm.

Tiến sĩ Stanley và Crime Stoppers hiện theo dõi các cộng đồng dường như có khuynh hướng cộng tác, trong khi những cộng đồng khác thì không và những gì khiến họ có hành động như vậy.

Bà hiện nghiên cứu về việc tung ra một thông điệp là, mọi người nên báo cáo những việc gì khả nghi.

Khoảng 40 phần trăm những kẻ phóng hỏa ở độ tuổi từ 15 đến 20, trong khi có 10 phần trăm lại ở dưới tuổi 14.

"Chúng được xây dựng rất tốn kém thế nhưng tôi muốn nói rằng, có những nơi mà việc chống lại ngọn lửa sẽ rất nguy hiểm cho các đội cứu hỏa”. Giáo sư chuyên về thiết kế đô thị tại đại học Melbourne, ông Alan March.


Chuyên gia tâm lý là bác sĩ Paul Read cho biết, trung tâm thành phố càng mờ rộng bao nhiêu, thì mức độ bất lợi lại càng cao hơn bấy nhiêu.

“Khi quí vị đến càng gần rừng rậm, có nhiều khả năng quí vị phát triển một khuynh hướng muốn phóng hỏ,a tại một cộng đồng nào đó hoặc những nơi gần với rừng rậm”.

Bác sĩ Read kêu gọi, nên có nhiều tường trình của cộng đồng, về những kẻ có khả năng phóng hỏa.

“Một số người trong họ cần được chữa trị, hầu chúng ta có thể ngăn ngừa các trận cháy rừng diễn ra, trước khi bọn họ đánh que diêm đầu tiên”.

Ông cũng là một chuyên viên chống những kẻ phóng hỏa cho biết, mức độ những kẻ phóng hỏa gia tăng, với các dữ kiện mới đây cho thấy đã gia tăng với mức độ một ngàn phần trăm, kể từ thập niên 1970, cũng như không có đủ phương cách để giáo dục đối với những người trẻ vi phạm.

Ông cho rằng nhiều người trẻ phạm tội phóng hỏa thuộc thành phần những người bị thiệt thòi trong xã hội và đáng được cứu xét trong việc đối xử hơn là áp dụng luật pháp nói chung.
Cả tiến sĩ Read và Stanley đều kêu gọi nhà cầm quyền, hãy chia xẻ các dữ kiện về cháy rừng, hầu có sự đáp ứng chú tâm hơn, vào một ngày có nhiều nguy hiểm xảy ra hỏa hoạn.

Trong khi đó, sau khi xem xét trận cháy rừng, tại một bờ biển trượt sóng ở Victoria, đã lan rộng và làm sụp đổ thị trấn Wye River hồi năm rồi, Giáo sư chuyên về thiết kế đô thị tại đại học Melbourne, là ông Alan March cũng kêu gọi, nên xét lại về địa điểm xây cất nhà cửa.

“Tôi nghĩ công bằng để nói rằng, các kiến trúc tại Wye River ở một nơi thật dốc nguy hiểm và nay cần thực sự thẩm lượng về các hiểm nguy nầy, do chúng ở trong vùng dễ bị hỏa hoạn ở mức độ cao".

"Chúng được xây dựng rất tốn kém thế nhưng tôi muốn nói rằng, có những nơi mà việc chống lại ngọn lửa sẽ rất nguy hiểm cho các đội cứu hỏa”.

Và cũng chẳng còn lâu nữa khi mùa cháy rừng sẽ xảy đến, chính thức là ngay từ bây giờ hay đầu tháng 10 sắp tới.

Một giả thiết khác do nhà văn và cũng là nhà nghiên cứu  về chim chóc, ông Bob Gosford cho rằng, các loài chim ở Úc không chỉ lôi cuốn đến các vụ cháy rừng, mà còn giúp cho nó lan rộng ra bằng cách nhắt các cành cây đang cháy.

Chuyện nầy nghe khá kỳ lạ, thế nhưng ông Gosford đã đến lãnh thổ Bắc Úc để kiểm chứng câu chuyện nói trên, do các Thổ dân địa phương kể lại.

Câu hỏi đặt ra là có thể nào các con chim nhặt những càng cây đang cháy rồi bỏ chúng tại những nơi chưa cháy, để vụ cháy rừng lan rộng hay không?

Chuyện nầy nghe như một cuốn phim giả tưởng của Alfred Hitcock, thế nhưng luật sư kiêm nhà văn và một nhà điểu học Bob Gosford thu thập từ Ấn độ, Phi châu và Trung Mỹ và ông cho đây là một chuyện có thể xảy ra, thế nhưng ông không tin lắm.

Được biết các oài chim săn mồi tại Úc đặc biệt là diều đen hay chim ưng màu nâu rất thích lửa. Chúng theo dõi các đám cháy và nhặt các loại bò sát, côn trùng hay các các con chim nhỏ chạy trốn rồi ăn sống.

Nhiều năm trước, ông Gosford tìm gặp một Thổ dân thuộc bộ tộc Waipuldanya tên là Philip Roberts thuộc vùng Roper River, vốn đã được ghi nhận trong quyển tiểu sử của ông Douglas Lockwood.

Trong quyển sách ông tìm thấy một đoạn nói về chim ó nhặt các càngcây cháy và bỏ chúng tại một bãi cỏ chưa cháy đến nửa dặm. Cuộc nghiên cứu thêm nữa cũng như các cuộc phỏng vấn với Thổ dân tiết lộ các câu chuyện tương tự.


Share