Queensland chấp nhận hợp pháp hoá việc phá thai

Anti-abortion protesters outside Queensland Parliament House as MPs debate laws to decriminalise abortion in the state

Anti-abortion protesters outside Queensland Parliament House as MPs debate laws to decriminalise abortion in the state Source: AAP

Phá thai giờ đây không còn bị xem là tội ác ở Queensland sau khi quốc hội tiểu bang này bỏ phiếu cùng phần lớn các tiểu bang khác của Úc để đưa việc phá thai trở thành một vấn đề về sức khỏe. Sau hai ngày tranh luận sôi nổi của các thành viên trong quốc hội, cuộc bỏ phiếu lương tâm đã thông qua hủy bỏ đạo luật chống phá thai tồn tại suốt hơn 100 năm qua.


Một cuộc bỏ phiếu kín đã được diễn ra ở nghị viện tiểu bang Queensland về việc có nên hợp pháp hóa việc phá thai ở tiểu bang này không.

"Kết quả của sự bất đồng quan điểm này là 50 phiếu đồng tình, và 41 phiếu phản đối. Sự bất đồng này được giải quyết một cách triệt để."

Thủ hiến Queensland , bà Annastacia Palaszczuk nói bà hài lòng với kết quả này.

"Điều đó mang tính lịch sử. Nó đã mất một thế kỷ để đạt được điều này. Tối nay tôi rất tự hào về kết quả mà cuộc tranh luận đã mang lại.

Phụ nữ giờ đây có thể yêu cầu được phá thai cho đến khi ở tuần thai kỳ thứ 20.

Trong hai ngày, các dân biểu tham gia vào một cuộc tranh luận đầy cảm xúc và nhận một phiếu lương tâm.

Ba dân biểu đối lập của Đảng Tự do đã tham gia vào phe đối lập của để ủng hộ chính phủ Lao động, các lá phiếu từ dân biểu Đảng Xanh và một lá phiếu độc lập đã đủ để đưa luật này thông qua.

Phe vận động phản đối việc phá thai đang thất vọng và đe dọa họ sẽ trả đũa trong cuộc bầu cử tiếp theo.

Người phản đối quan điểm phá thai, Teeshan Johnson từ tổ chức Cherish Life, nói những cử tri bảo thủ sẽ không quên được quyết định này của quốc hội.

"Chúng tôi sẽ giúp mọi người nhớ, và chỉ còn hai năm nữa là đến cuộc bầu cử. Chúng tôi hy vọng rằng có nhiều  nghị sĩ sẽ được thay thế bởi những người khác biết trân trọng cuộc sống."

Luật mới được ban hành cũng cấm những người biểu tình xuất hiện trong phạm vi một trăm năm mươi mét xung quanh các phòng khám, và cũng cho phép phụ nữ sau hai mươi hai tuần thai kỳ được tiến hành phá thai nếu được chấp thuận bởi hai bác sĩ.

Judy Petroeschevsky, cựu cố vấn tổ chức phi lợi nhận "Children by Choice " và cũng là người phản đối chuyện phá thai phát biểu rằng sự bình đẳng giới trong quốc hội đã đóng góp vào sự thay đổi lịch sử của luật pháp.

"Tôi nghĩ rằng nó cần rất nhiều can đảm và bản lĩnh chính trị. Và việc đó cũng giúp cho việc có khá nhiều phụ nữ trong quốc hội."

New South Wales hiện là tiểu bang duy nhất phản đối việc phá thai và xem đó là tội ác.

Thủ hiến New South Wales, Gladys Berejiklian nói rằng trong khi chuyện phá thai được hợp pháp hóa, nó chỉ được cho phép trong một số tình huống nhất định.

"Việc phá thai đã được hợp pháp hóa ở một số hạng mục, nếu nó ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của người phụ nữ, hay nếu đó là vì lý do y tế. Vì vậy, nó đã được hợp pháp hóa ở NSW trong một số lĩnh vực và tôi sẽ phải cân nhắc bất kỳ kiến nghị nào được đưa ra."
Trên thế giới, quyền cho người phụ nữ phá thai an toàn và hợp pháp được ủng hộ bởi nhiều công ước, nhưng nó không được luật pháp công nhận ở mười tám quốc gia.
Adrianne Walters từ Trung tâm Luật Nhân quyền cho rằng việc hợp pháp hóa phá thai ở Queensland là một động thái tốt cho tiểu bang.

"Với việc thông qua luật  hôm tối 17/10,Queensland gia nhập cùng với  ACT và Victoria trở thành lãnh đạo toàn cầu trong việc thúc đẩy quyền sinh sản của phụ nữ."

Nhìn chung, luật phá thai của Úc là một trong số các đạo luật hạn chế nhất trên thế giới


Share