Ông Vikas Sharma đã xa vợ và đứa con trai duy nhất trong 18 tháng qua sau khi ông trở về tỉnh Punjab của Ấn Độ, để chăm sóc mẹ già ngay trước đại dịch.
"Đây là một tình huống rất nghiệt ngã mà tôi chưa từng đối mặt trong đời. Bây giờ thực tế là chính phủ Úc đã dừng các chuyến bay. Vì vậy, tôi không còn lựa chọn nào khác là chỉ chờ tình hình bình thường trở lại để gặp lại gia đình mình."
Không may lúc ở Ấn Độ, ông Sharma phải nhập viện vì COVID 19. Tất cả những gì ông Sharma muốn bây giờ là được quay về Úc. Nhưng chi phí cho việc này vẫn rất cao.
"Chi phí cho chuyến bay đã tăng gần mười lần, vì vậy đó là một khoản chi phí rất lớn. Nhưng nếu bây giờ tôi không phải trả tiền cho việc kiểm dịch khách sạn bởi vì tôi đã được tiêm phòng đầy đủ nên có thể cách ly tại nhà."
Chính phủ Nam Úc đang thử nghiệm một cách để giám sát việc kiểm dịch tại nhà. Nếu thành công nhiều người Úc đang mắc kẹt ở nước ngoài có thể về nhà hơn.
Người ta dùng công nghệ sinh trắc học để xác nhận danh tính của người dùng và theo dõi địa lý để lập bản đồ định vị của họ. Ông Sharma không cảm thấy thoải mái với cách này.
"Tôi không có lựa chọn nào khác nên tôi phải chấp nhận nhưng tôi không hài lòng với điều này. Tất cả dữ liệu thu thập từ tôi sẽ được lưu trữ với các cơ quan,đó là điều mà tôi không thích. Chúng ta cũng đã thấy rồi, thông tin bị rò rỉ trên toàn thế giới."
Toby Walsh giáo sư về Trí tuệ nhân tạo tại Đại học New South Wales còn lo ngại công nghệ này không nhận diện chính xác các cộng đồng sắc tộc.
"Có rất nhiều ví dụ về phần mềm nhận dạng khuôn mặt trong quá khứ đã được chứng minh là có thành kiến với người da màu và thành kiến với phụ nữ. Tôi xấu hổ khi thừa nhận nếu tôi là một người da màu, tôi sẽ rất lo lắng là ứng dụng này sẽ không nhận ra tôi và sau đó cảnh sát sẽ đến gõ cửa nhà tôi, rằng tôi sẽ lại bị phân biệt đối xử bởi vì kết quả không chính xác của ứng dụng này. Tôi chưa thấy bằng chứng từ công ty chế tạo cho thấy họ đã làm gì đó để đảm bảo rằng nó không thiên vị người da màu, hoặc phụ nữ, có rất nhiều bằng chứng cho thấy rằng có nhiều khả năng ứng dụng nhận dạng phụ nữ kém hơn là nam giới."
Ông Vikas Sharma cũng lo lắng vì ông là người sắc tộc và cho rằng nó sẽ làm gia tăng sự phân biệt chủng tộc.
Tiểu bang Tây Úc cũng đang thử nghiệm ứng dụng sử dụng công nghệ tương tự, trong chương trình cách ly tại nhà của tiểu bang. Trong khi NSW vừa cho biết sẽ thử dụng chương trình cách ly tại nhà trong 7 ngày cho du khách đã chích ngừa đầy đủ.
Viễn cảnh được kiểm dịch tại nhà đã được nhiều người hoan nghênh. Darren Brealey đang hoàn thành 14 ngày cách ly trong khách sạn ở Sydney sau khi trở về từ Anh.
"Tôi hoàn toàn muốn được cách ly tại nhà ngay tức khắc, bởi vì điều đó có nghĩa là tôi có thể trở lại Melbourne, thay vì Sydney. Sau đây tôi lại phải tìm cách về Melbourne, vượt qua mọi sự kiểm soát khác nữa."
Susan Holland đang tuyệt vọng tìm cách đặt lại chuyến bay trở lại Úc, sau khi chuyến bay từ Mỹ của cô ấy bị hủy.
"Chúng tôi có camera theo dõi khắp nơi ở Mỹ, điều đó không làm phiền tôi, tôi là một công dân tuân thủ pháp luật và nếu điều đó cho phép tôi được cách ly tại nhà, cam đoan với chính phủ và các cơ quan y tế tiểu bang rằng tôi đang ở nhà và họ có thể kiểm tra tôi, đó không phải là vấn đề."
Cô Holland đã kết thúc cuộc sống ở Mỹ sau khi làm việc ở đó trong 10 năm.
"Thành thật mà nói với Google Earth và với hệ thống giám sát giao thông, và mỗi khi có một vụ cướp hoặc một vụ giết người hoặc một vụ tấn công, thật đáng kinh ngạc là bạn có thể nhận được bao nhiêu là thông tin từ camera trên đường phố. Đây có thể là một bước tiến, có thể có vẻ hơi xâm lấn cuộc sống của chúng ta hơn một chút, nhưng nếu đó là cái giá để bảo đả, mọi người được an toàn và tôi được chăm sóc theo quy định y tế công cộng thì tôi không thấy có vấn đề gì."
Nhưng những người theo chủ nghĩa tự do dân sự nói rằng công nghệ mới cần được củng cố bằng luật pháp mạnh mẽ. Rick Sarre là chủ tịch của Hội đồng Tự do Dân sự Nam Úc.
"Tôi sẽ hoan nghênh bất cứ điều gì như công nghệ nhận dạng khuôn mặt sẽ có tác dụng cho phép chúng ta thiết lập cách để một người trở về đất nước này một cách an toàn nhưng điều đó chỉ có thể xảy ra, không phải thông qua một số phiên tòa của cảnh sát mà khi chính phủ ngồi xuống và đưa ra một số luật qui định về việc lưu trữ thông tin đầy đủ, khi nào thì sử dụng những dữ liệu đó và khi nào thì dữ liệu đó sẽ được xóa. Tôi nghĩ rằng một cách tiếp cận quốc gia sẽ phù hợp - như luật đi kèm với Ứng dụng an toàn COVID, chẳng hạn như luật đi kèm với nhận dạng khuôn mặt khi bạn và tôi rời khỏi đất nước này, và khi chúng ta làm thủ tục nhập cư, điều đó rất tốt."
Tuyên bố về quyền riêng tư của ứng dụng Covid cho biết chính phủ sẽ giữ thông tin cho đến khi đại dịch kết thúc. Nhưng chuyên gia trí tuệ nhân tạo, Toby Walsh nói rằng ông thích đeo thẻ ở mắt cá chân và trao lại cho giới hữu trách khi kết thúc quá trình cách ly.
"Chẳng hạn, chúng ta đã được hứa với ứng dụng COVID rằng dữ liệu sẽ hoàn toàn riêng tư, không ai khác sử dụng, nhưng đã có một vài trường hợp cảnh sát cố gắng truy cập thông tin đó để giúp họ giải quyết tội phạm. Và vì vậy bạn không nhất thiết biết được điều gì sẽ xảy ra với dữ liệu đó trong tương lai, có sẽ được xóa đi hoặc lưu giữ ở chế độ riêng tư?"
Trong một tuyên bố, chính phủ Nam Úc cho biết có các tính năng bảo mật nghiêm ngặt giúp thông tin của người tham gia được giữ an toàn. Tiểu bang cho biết dữ liệu sẽ chỉ được sử dụng cho mục đích kiểm soát việc tuân thủ các quy định về y tế.