Theo hiệp ước nói trên, Hoa kỳ sẽ nhận đến 1250 người tầm trú từ các đảo Manus và Nauru.
Đổi lại, Úc sẽ nhận người tỵ nạn từ El Salvador, Guatemala và Honduras
Chính phủ liên bang cho biết, tình trạng thanh lọc người tỵ nạn trên các đảo Manus và Nauru vẫn tiếp tục, mặc cho các quan ngại về phía chính phủ Mỹ đối với các thủ tục thanh lọc nói trên.
Tòa Bạch Ốc nói rằng, hiệp ước về người tầm trú với Úc sẽ tiến hành, thế nhưng các viên chức Mỹ sẽ xem xét cẩn thận người tỵ nạn, trước khi cho phép họ được định cư.
Ngoại trưởng Úc, bà Julie Bishop cho biết tiến trình thanh lọc trên đảo Nauru đang tiếp tục.
"Đây là một hiệp ước đạt được với chính quyền Obama và dĩ nhiên các chi tiết luôn luôn phải được thông qua, cũng như việc nầy luôn luôn là một chủ đề để chính quyền Mỹ hiệu đính".
Tuy nhiên, những người tỵ nạn và người tầm trú trên đảo Manus cho biết, họ quan ngại về một tương lai bất định.
Những người tầm trú gốc Iran là các ông Amir Taghinia và Behrouz Boochani nói rằng, họ lo sợ về những gì sẽ xảy đến cho họ.
"Họ gọi đó là một hiệp ước ngu xuẫn, là những điều với tim óc của quí vị, cũng như tạo thêm nhiều áp lực lên quí vị, mọi người hết sức bực mình, vô vọng và chẳng làm được gì. Các tin tức không thực sự thuận lợi cho mọi người nữa, ai cũng có cảm giác như bị tê dại".
"Những gì xảy ra cho chúng tôi và chính phủ, thì có một kế hoạch nào không?".
Trong khi đó, các cuộc biểu tình diễn ra tại Canberra hồi thứ bảy tuần qua, nhằm nêu bật số phận của người tỵ nạn trên đảo Nauru và Manus.
Vị trưởng giáo thuộc giáo hội Chính thống tại Central Coast, linh mục Rod Bower nói rằng đám đông hoan nghênh hai nhà tranh đấu hết sức đặc biệt.
"Chúng tôi tụ họp tại Canberra hôm nay và hoan nghênh hai con người xuất sắc, đã đi bộ suốt con đường từ Adelaide đến, một người cha và con trai ông, là Adam và Neil, họ đã thực hiện chuyện nầy để nêu bật số phận của các tầm trú nhân, đặc biệt những người trên các đảo Nauru và Manus".
Linh mục Bower cho ban tin tức đài SBS biết rằng, đã có nhiều sự ủng hộ lớn lao của cộng đồng vào cuối tuần nầy.
"Hàng trăm người có mặt tại đây hôm nay, mặc dù trời rất nóng và cũng có các cuộc biểu tình diễn ra trên khắp nước Úc vào cuối tuần nầy, sự ủng hộ của cộng đồng ngày càng gia tăng và những quan ngại sâu xa, đối với những người nầy đang bị giam giữ".
"Thông thường với một con người bình thường, không ai rời khỏi nước họ thế nhưng chúng tôi đang rời khỏi đất nước, chúng tôi trốn chạy địa ngục và tìm kiếm cuộc sống, chúng tôi mong mỏi được sống trong an bình cùng con cái và gia đình", ông Muhhtar Jansiz, một người tỵ nạn Syria nói.
Những người biểu tình cũng tụ tập tại Hyde Park ở Sydney, nhằm kêu gọi cho những người tỵ nạn tại Nauru và Manus nên được định cư tại Úc.
Đồng tổ chức cuộc biểu tình, ông Ian Rintoul thuộc Liên hiệp Hành động Người tỵ nạn nói rằng, chính phủ liên bang cần nhận trách nhiệm, đối với số phận của người tỵ nạn tại các trung tâm giam giữ ở ngoài nước Úc.
"Đó là một sự thất bại và cần phải kết thúc, trong ý nghĩa đó, lập trường của ông Trump cùng lệnh cấm được loan báo của ông ta và vấn đề liên quan đến hiệp ước với Mỹ hiện nay".
"Ông ta cho biết, sẽ xem xét lại hiệp ước đó trong một số cách thức nào đó và sẽ là chủ đề của việc sửa chữa khắt khe".
"Đó cũng là dấu hiệu cho thấy, quí vị không thể tin cậy vào chuyện nầy và hàng trăm người sẽ bị bỏ lại, chuyện nầy không chấp nhận được", ông Ian Rintoul thuộc Liên hiệp Hành động Người tỵ nạn nói.
Một người biểu tình là bà Rogina Parchizadadeh nói rằng, chính phủ Úc phải nên dũng cảm hơn.
"Quí vị nên chống lại sự kỳ thị và nuôi dưỡng tâm trí cho một thế giới bình đẳng của chúng ta, nhiều trẻ em vô tội bị ném bom mỗi ngày và chẳng ai quan tâm đến chúng, trong khi chúng đáng có được một nơi chốn an toàn".
Một người ủng hộ biểu tình tại Sydney, là ông Muhhtar Jansiz, vốn là một người tỵ nạn Syria, đến Úc 2 năm trước.
Ông cho biết rất hy vọng, người tỵ nạn trên khắp thế giới sẽ được sự ủng hộ mà họ rất cần đến, đặc biệt sau khi chính phủ Trump mới đây, loại trừ người tỵ nạn Syria trong một lệnh cấm nhập cảnh.
Ông nầy cho ban tin tức của đài SBS biết rằng, ông lo lắng về chuyện mọi người quan niệm tệ hại,đối với người tỵ nạn Syria.
"Đó là những điều hết sức tệ hại cho người dân Syria và hầu hết mọi người nghĩ rằng, người dân Syria là khủng bố và đó là một ý nghĩ hết sức nguy hiểm".
"Chúng tôi không phải là bọn khủng bố và Hồi giáo có nghĩa là hoà bình, chứ không cực đoan hoặc khủng bố, trong cộng đồng người Syria", ông Muhhtar Jansiz nói.
Ông cũng nói rằng quả hết sức thất vọng, khi người Syria bị chính phủ của ông Trump nhắm đến.
"Rất tiếc về quyết định điên khùng nầy và chúng tôi chống lại quyết định đó, không chỉ cho người tỵ nạn Syria mà cho tất cảc người tỵ nạn trên khắp thế giới, khi họ phải rời quốc gia của họ".
"Thông thường với một con người bình thường, không ai rời khỏi nước họ thế nhưng chúng tôi đang rời khỏi đất nước, chúng tôi trốn chạy địa ngục và tìm kiếm cuộc sống, chúng tôi mong mỏi được sống trong an bình cùng con cái và gia đình", ông Muhhtar Jansiz nói.