Cặp song sinh Ally-Rose và Ashilyn chỉ mới một tuần tuổi.
Mẹ của hai em bé này, cô Frescon cho biết quá trình mang thai của cô rất khó khăn.
“Tôi bị tiểu đường thai kỳ khi mang thai hai cô con gái và bị tiền sản giật. Vì sức khoẻ của mình, tôi phải sinh hai đứa con ở tuần thứ 34. Việc sinh non đã khiến hai đứa bé bị ảnh hưởng, giờ chúng phải nằm trong lồng kính và chịu đau đớn bởi một loạt dây nhợ, ống dẫn khí”.
Cặp song sinh được sinh ra tại bệnh viện Lyell McEwin ở Adelaide, nơi chúng hiện vẫn nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh.
Cô Lloys muốn sinh con mình ở đây, là một phụ nữ bản địa, cô có thể nhận được sự hỗ trợ từ các chuyên gia y tế mẫu nhi có sẵn dành riêng cho phụ nữ thổ dân và em bé của họ.
Cô được chăm sóc bởi mộy y tá mẫu nhi thổ dân - hay còn gọi là AMIC, bà Cherie Burnett, nhân viên bệnh viện đã liên lạc với cô trong suốt thai kỳ.
"Bà Cherie đã ở đó, có mặt trong các cuộc hẹn bác sĩ với tôi để chắc chắn rằng tôi cảm thấy ổn về mặt cảm xúc và tinh thần. Đó cũng là điều quan trọng nhất, nhận được hỗ trợ về mặt tinh thần."
Cùng với công việc tại phòng khám, Cherie còn có thêm vai trò giúp đỡ các bà mẹ thổ dân đang mang thai cảm thấy thoải mái hơn với thuật ngữ y khoa trong môi trường bệnh viện.
"Rất nhiều phụ nữ thổ dân không muốn vào bệnh viện trong quá khứ, vì lúc đó chưa có những chính sách hỗ trợ như thế này. Do đó, họ cảm thấy sợ hãi đến bệnh viện. Nếu họ sẽ được chăm sóc bởi một người thổ dân, thì sự tin tưởng và thoải mái đó sẽ đến rất tự nhiên".
"Các nữ hộ sinh đôi khi sẽ rất khó khăn để liên lạc với cô Lloys trong khi tôi gọi cho cô ấy khá dễ dàng. Cô ấy nhìn thấy số của tôi và trả lời ngay lập tức. Tôi có thể nói với cô ấy rằng chị cần truyền dịch tại bệnh viện vào ngày mai, nhớ đến đúng giờ nhé. Và cô ấy đã trả lời cô ấy sẽ đến gặp bác sĩ. Mối quan hệ của chúng tôi ngay lập tức được thiết lập từ lần đầu gặp gỡ, và tôi rất gắn bó với cả gia đình cô ấy. Tôi đã gặp tất cả mọi người trong nhà".
Y tá mẫu nhi gốc thổ dân Cherie nói rằng nhiều phụ nữ thổ dân không cảm thấy thoải mái trong bệnh viện, vì sợ họ sẽ bị kỳ thị chủng tộc và phân biệt đối xử.
"Rất nhiều phụ nữ thổ dân không muốn vào bệnh viện trong quá khứ, vì lúc đó chưa có những chính sách hỗ trợ như thế này. Do đó, họ cảm thấy sợ hãi đến bệnh viện. Vì vậy, nếu họ sẽ được chăm sóc bởi một người thổ dân, thì sự tin tưởng và thoải mái đó sẽ đến rất tự nhiên.
Đó là lý do vì sao chương trình này được bắt đầu, bởi vì có rất nhiều phụ nữ mang thai không đến bệnh viện để khám thai. Họ đã bỏ lỡ việc chăm sóc tiền sản rất quan trọng. Và để thu hẹp khoảng cách, chúng ta cần có những biện pháp càng sớm càng tốt để có được kết quả tốt hơn cho các em bé sơ sinh."
Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh gốc thổ dân đang giảm, nhưng vẫn còn một khoảng cách lớn.
Theo dữ liệu của chính phủ công bố vào năm 2018, những trẻ em thổ dân có nguy cơ tử vong cao gấp đôi so với những trẻ không phải là người thổ dân.
Các nhân viên y tế mẫu nhi người thổ dân đã làm việc tại các bệnh viện trên khắp Nam Úc trong hơn một thập kỷ.
Tuy nhiên năm ngoái, tổ chức Northern Adelaide Local Health Network đã mở rộng chương trình này, sau khi nhận được thêm nguồn tài trợ của chính phủ liên bang.
Meredith Hobbs là giám đốc bộ phận của bộ phận Phụ nữ và Trẻ em của tổ chức này.
Cô cho biết chương trình hiện nay bao gồm 1000 ngày chăm sóc và hỗ trợ cho các bà mẹ và em bé thổ dân, từ trước khi mang thai đến khi em bé được hai tuổi.
Việc mở rộng chương trình này khiến họ phải thuê năm thực tập sinh mới, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng.
"Có vẻ như không có đủ nữ y tá hộ sinh thổ dân trong lực lượng lao động. Vì vậy, tôi nghĩ rằng đây là một bước đệm thực sự tốt và một trong những thực tập sinh của chúng tôi nói rằng cô ấy muốn trở thành một nữ hộ sinh, điều này thật tuyệt vời. Chúng tôi cũng xem đó là một cơ hội việc làm và định hướng chiến lược trong việc gia tăng các nữ hộ sinh gốc thổ dân trong cộng đồng."
Việc mở rộng chương trình này là một trong nhiều chiến lược đang được sử dụng trên toàn quốc để giảm bớt sự bất bình đẳng về sức khỏe cho trẻ sơ sinh thổ dân. Meredith Hobbs cho biết mặc dù chương trình này chỉ mới bắt đầu, nhưng đã cho thấy kết quả tích cực.
"Trước khi chương trình này, phụ nữ thổ dân sẽ chỉ tham dự một đến ba cuộc hẹn trước này sinh của họ, bây giờ chúng tôi đã thấy các bà bầu gốc thổ dân tham dự tất cả 7-8 buổi khám thai định kỳ."
Y tá mẫu nhi người thổ dân Cherie Burnett đồng ý rằng chiến lược mới mang lại hiệu quả
Cô tin rằng phụ nữ thổ dân cảm thấy được hỗ trợ nhiều hơn với một người hiểu nền tảng văn hóa của họ.
"Tôi tin rằng nhiều phụ nữ thổ dân sợ rằng họ sẽ bị phán xét, sợ rằng đứa bé sẽ bị bắt. Kể từ khi có chương trình này ở đây, những nỗi sợ không còn nữa".
Cô nói rằng các nhân viên y tế từ một nền văn hóa tương tự có xu hướng tiếp cận không phán xét, bao gồm việc khuyến khích các bà mẹ tương lai giảm các hành vi có hại như hút thuốc và sử dụng ma túy.