Cảnh báo phụ nữ Úc đang mang thai tránh đến các nước có vi-rút Zika

Aedes aegypti mosquitoes, a Zika vector, at the Biomedical Sciences Institute at Sao Paulo University

Aedes aegypti mosquitoes, a Zika vector, at the Biomedical Sciences Institute at Sao Paulo University Source: AAP

Phụ nữ mang thai được khuyến khích xem xét lại các chuyến đi đến các nước bị ảnh hưởng bởi vi-rút Zika do muỗi lây truyền trong lúc chính quyền Úc mở rộng danh sách về những nơi đáng quan ngại.


Vi-rút Zika bị nghi là thủ phạm khiến số ca trẻ sơ sinh bị tật não nhỏ cao bất thường ở Brazil.

Căn bệnh này đã lan nhanh sang 21 quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực kể từ tháng 5 năm 2015 do thiếu khả năng miễn dịch ở người và muỗi lây truyền vi-rút Zika lan rộng.

Các cơ quan y tế của Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Y tế Thế giới, được cảnh báo vi-rút sẽ lây lan đến tất cả các nước ở châu Mỹ, ngoại trừ Canada và Chile.

Bà Margaret Chan, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới nói rằng tình hình rất đáng lo ngại.
"Mối đe dọa bùng nổ của vi-rút Zika đến các khu vực địa lý mới, trong lúc khả năng miễn dịch ở người thấp là nguyên nhân khác khiến người ta quan ngại, đặc biệt là mối liên hệ có thể giữa việc nhiễm vi-rút trong thời kỳ mang thai và trẻ sơ sinh bị tật đầu nhỏ."
WHO nói rằng những phụ nữ dự định đến các khu vực có vi-rút Zika hoạt động nên thảm khảo ý kiến bác sĩ trước khi đi và trở về.

Bộ Y tế Brazil vào tháng 11 đã khẳng định vi-rút Zika có liên quan đến biến dạng bào thai được gọi là tật đầu nhỏ (microcephaly), trẻ được sinh ra có bộ não nhỏ hơn bình thường.

Brazil đã báo cáo gần 4.000 (3.893) trường hợp nghi ngờ bị tật đầu nhỏ, tăng hơn 30 lần so với các ca bệnh được báo cáo trong bất kỳ năm nào kể từ năm 2010.

Bằng chứng về các đường lây truyền khác là hạn chế và WHO cho biết hiện nay không có bằng chứng về việc vi-rút Zika được truyền sang con qua sữa mẹ.

 "Cho dù mối liên hệ nhân quả giữa  việc nhiễm vi-rút Zika trong thai kỳ và trẻ sơ sinh bị tật đầu nhỏ có hay không, tôi phải nhấn mạnh rằng, bằng chứng gián tiếp là cực kỳ đáng lo ngại. Tần suất các ca bệnh gia tăng được ghi nhận tại một số quốc gia có vi-rút Zika càng khiến chúng ta quan tâm," bà Margaret Chan giải thích.

Vi-rút Zika trong lịch sử đã từng xảy ra ở vài vùng tại châu Phi, Đông Nam Á và các quần đảo Thái Bình Dương và không có thuốc chủng ngừa hoặc điều trị có sẵn.

Nó thường là một bệnh nhẹ và có ít dữ liệu khoa học về nó, vì vậy người ta không rõ lý do tại sao vi-rút này hiện nay có thể gây ra tật đầu nhỏ.

Các chuyên gia nói rằng dịch bệnh có thể bùng phát ở Úc, nhưng nhiều khả năng sẽ được giới hạn ở phía bắc Queensland.

Ông Peter Horby là Giáo sư về Các Bệnh Truyền nhiễm Mới nổi và Sức khỏe Toàn cầu ở Đại học Oxford tại Anh.
Ông nói với hãng ABC khả năng vi-rút lây lan là đáng lo ngại.

"Loại muỗi lây truyền vi-rút này được phân bố rất rộng rãi. Tương tự như loại muỗi lây truyền bệnh sốt xuất huyết trên toàn bộ châu Á, một số khu vực ở châu Phi, Trung Mỹ và thậm chí cả ở miền Bắc Úc. Vì vậy, khả năng vi-rút này lây lan qua các khu vực vô cùng rộng lớn của thế giới là rất cao."
 
Trong khi đó, việc diệt trừ loại muỗi truyền nhiễm bệnh sốt rét đã có được nguồn lực khổng lồ.

Nhà sáng lập Microsoft, tỷ phú Bill Gates và chính phủ Anh đang cam kết đóng góp hơn 6 tỷ đô Úc để chấm dứt số người thiệt mạng vì bệnh sốt rét trong 15 năm tới.

Giữa năm 2000 và 2015, số người chết vì bệnh sốt rét đã giảm 60% trên toàn cầu nhưng hơn 400 ngàn (438.000) người dân vẫn thiệt mạng vì bệnh sốt rét vào năm 2015.

 

 


Share