Đức Giáo Hoàng đề cập đến nạn khủng bố trong thông điệp Phục sinh

Đức Giáo Hoàng đọc thông điệp Phục sinh

Đức Giáo Hoàng đọc thông điệp Phục sinh Source: AAP

Đức Giáo Hoàng Phăng xi cô thúc giục thế giới, hãy dùng vũ khí tình yêu để chiến đấu chống lại tội ác của khủng bố, trong bài giảng Phục sinh hàng năm.


Tuyên bố trước một đám đông từ bao lơn tại Vatican, vị chủ chăn tưởng niệm các nạn nhân trong các vụ tấn công trên toàn cầu, bao gồm các vụ nổ bom mới nhất tại Brussels.

Tại quãng trường thánh Phê rô, đám đông đã hát vang chào đón Đức Giáo Hoàng Phăng xi cô và sẳn sàng lắng nghe một trong những bài giảng quan trọng nhất của Ngài trong năm.

Trong số hàng chục ngàn người có mặt tại quãng trường, là sự hiện diện của lực lượng an ninh dày đặc trong lúc cả Âu châu vẫn còn trong trạng thái bàng hoàng, sau một loạt các vụ tấn công gây nhiều thương vong.

Thánh lễ diễn ra chỉ vài ngày, sau các vụ nổ kinh hoàng tại Brussels khiến 31 người chết và khoảng 300 người bị thương, cũng như hàng chục người khác ngã gục tại Iraq, Thổ nhĩ Kỳ và Tây Phi trong các cuộc tấn công tương tự.

Đức Thánh Cha tưởng niệm các nạn nhân trong thông điệp Phục sinh mang lại nhiều hy vọng.

"Lạy Thiên chúa ban hoà bình cho chúng ta. Người qua quyền năng Phục sinh, đã chiến thắng tội lỗi và tội ác".

"Bữa tiệc Phục sinh đã qui tụ chúng ta lại gần với các nạn nhân  khủng bố".

"Các hình thức bạo động mù quáng và dã man vẫn tiếp tục gây đổ máu, tại những phần đất khác nhau của thế giới, như trường hợp tấn công mới đây tại Bỉ, Thổ nhĩ Kỳ, Nigeria, Chad, Cameroon, Bờ biển Ngà và Iraq".

"Với vũ khí tình yêu, Thiên Chúa đã đánh bại sự ích kỷ và cái chết".

Cựu hoàng của nước Bỉ cũng có mặt trong số những người tham dự bị cơn mưa làm ướt sũng, họ đại diện cho một quốc gia hiện vẫn còn quay cuồng và đau buồn cho những mất mát.
Đức Giáo Hoàng Phăng xi cô lên án vụ tấn công tại Brussels và cũng tố cáo chủ nghĩa khủng bố vài lần, trong các buổi lễ trong tuần thánh năm nay.

Trong bài giảng mới nhất, vị chủ chăn 79 tuổi gốc Á căn đình cũng bày tỏ niềm tin vào sức mạnh cuả cuộc đối thoại liên tôn, để chấm dứt bạo động và hàn gắn các chia rẻ gia tăng.

"Với quyền năng của Thiên chúa Phục sinh, chúng con tin tưởng vào các cuộc hòa đàm hiện diễn tiến".

"Thiện chí và hợp tác, sẽ mang lại kết quả trong hoà bình và khởi đầu cho việc xây dựng một xã hội huynh đệ, tôn trọng các phẩm giá và quyền hạn của mỗi công dân".

Được biết sự chia rẻ tăng cao trên khắp Âu châu, trong lúc lục địa nầy đối phó với cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn nhất kể từ Thế chiến thứ hai.

Vài nhóm theo chủ nghĩa quốc gia đổ lỗi cho các đe dọa khủng bố trên khắp Âu châu là do người tỵ nạn gây ra.
"Rất thường khi, các anh chị em của chúng ta gặp gỡ nhau, trên bước đường hay trong bất cứ tình huống nào, với nỗi chết chóc hay sự chối bỏ, của những người có thể đón chào và giúp đỡ họ". Đức Giáo Hoàng Phăng xi cô.

Lãnh tụ của một tỷ hai tín đồ Công giáo đã chống đối mạnh mẽ các quan điểm đó, mặc dù cho rằng những niềm tin như vậy sẽ dấy lên sự phân chia thêm nữa trên toàn cầu.

Đức Giáo Hoàng Phăng xi cô kết thúc bài giảng với hy vọng Âu châu không quên những người tỵ nạn chiến tranh, đói kém và nghèo khó, để tìm một tương lai tốt đẹp hơn.

"Rất thường khi, các anh chị em của chúng ta gặp gỡ nhau, trên bước đường hay trong bất cứ tình huống nào, với nỗi chết chóc hay sự chối bỏ, của những người có thể đón chào và giúp đỡ họ".

Thế nhưng trong chương trình AM của đài ABC, bài giảng năm nay của Đức Giáo Hoàng Phăng xi cô có lẽ sẽ được nhớ đến, về những gì không được nói tới.

Vị Chủ Chăn hiện chịu nhiều áp lực, trong việc đề cập đến các vụ tai tiếng lạm dụng tình dục âm ỉ trong giáo hội, thế nhưng Ngài không trực tiếp lưu ý đến vấn đề nầy, mặc dù Ngài đưa ra lời kêu gọi rộng rãi, về việc chuyển đổi về mặt tinh thần và đạo đức, khi Ngài cho rằng, nhân loại hiện ở trong cuộc khủng hoảng lớn lao.

Ngược lại, các Giám mục hàng đầu tại Bỉ và Đức, đã ban hành các lời lẽ lên án thẳng thừng về vai trò của giáo hội, trong việc che đậy các tu sĩ phạm tội.

Thông tín viên Rachael Brown của đài ABC tại Luân đôn cho biết, Đức Giáo Hoàng Phăng xi cô đã dùng thông điệp Phục sinh, để an ủi cho các tín đồ Công giáo tại Pakistan và Iraq, vốn chịu nhiều khổ đau do chính niềm tin tôn giáo của họ. Thế nhưng những người đau khổ về tín ngưởng tại những nơi gần gũi, lại không được nói đến.

Cũng theo thông tín viên nầy, cuộc khủng hoảng sâu sắc liên quan đến các vụ tai tiếng, làm xáo trộn đến giáo hội.

Một vị Hồng Y đã phá vỡ truyền thống, khi báo cho Đức Giáo Hoàng biết là, những người ủng hộ sẽ không bị ảnh hưởng về những gì mà Ngài gọi là, " những chuyện bàn tán nhỏ nhoi " vào lúc nầy.

Vài nhà lãnh đạo tôn giáo trên khắp Âu châu, như Tổng Giám Mục Paris, đã lên tiếng về tình cảm nầy và theo hệ thống Vatican, Đức Giáo Hoàng là mục tiêu cho chiến dịch bôi nhọ không công bằng, của giới truyền thông trên thế giới.

Trong quan điểm trái ngược, Tổng Giám Mục Anh quốc như người đứng đầu Giáo hội tại nước Anh và xứ Wales, Tổng Giám Mục Vincent Nichols nhân dịp thánh lễ đã lên tiếng, để đối phó với vụ tai tiếng.

Thế nhưng người đứng đầu giáo hội Công giáo tại Tô cách Lan, đức Hồng Y Keith O'Brien còn đi xa hơn, khi lập lại lời xin lỗi của Ngài, đến các nạn nhân bị lạm dụng tình dục.

Ngài nói rằng, giáo hội không thể an lòng với sự kiện chỉ có một số nhỏ phần trăm các tu sĩ, phạm các tội lỗi như vậy.

Trên đường phố tại Ái nhỉ Lan, những người biểu tình lên tiếng bất mãn về vụ che đậy, bằng các cột giây giày của trẻ em, vào hàng rào của nhà thờ chính toà tại Dublin.

Người đứng đầu của giáo hội Công giáo Ái nhỉ Lan, đức Hồng Y Sean Brady hiện bị áp lực từ chức, do vai trò của Ngài, trong vụ việc liên quan đến một tay ấu dâm hàng loạt, Ngài thừa nhận rằng chính Ngài là một phần trong nền văn hóa che đậy như vậy, một quan ngại không có chỗ cho thanh danh của giáo hội.

Giáo hội Ái nhỉ Lan nhắc lại một bức thư từ Đức Giáo Hoàng Phăng xi cô hồi tháng rồi, trong đó Ngài không đề cập đến vấn đề, kể từ lúc đó.

Và trong thông điệp Phục sinh nhắm vào lương tâm con người, nhiều tín hữu chẳng hài lòng khi chuyện nầy không được nhắc đến.




Share