Thỏa thuận Paris về khí hậu sắp có hiệu lực

Fiji's Prime Minister Frank Bainimarama speaks about the Paris Agreement on climate change, in the UNGA

Fiji's Prime Minister Frank Bainimarama speaks about the Paris Agreement on climate change, in the UNGA Source: AAP

Hơn 30 quốc gia đã phê chuẩn thỏa thuận Paris trong một cuộc họp đặc biệt tại Liên Hiệp Quốc.



 Các thỏa thuận khí hậu đạt được năm ngoái tại Paris, thủ đô nước Pháp với sự đồng ý của gần 20(195) quốc gia.
Thỏa thuận này đưa ra một kế hoạch toàn cầu để thực hiện các bước nhằm hạn chế sự biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên thỏa thuận sẽ chỉ có hiệu lực khi có ít nhất năm mươi lăm quốc gia, đại diện cho 55 % lượng khí thải carbon dioxide  toàn cầu phê chuẩn.

Còn thiếu 7,5% cam kết khí thải nữa.

Hiện nay chỉ có 60 thành viên quốc gia Liên Hiệp Quốc đã ký hiệp định Paris về khí hậu.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc ông Bban ki Moon nói rằng 60 quốc gia này tiêu biểu cho hơn 47 % lượng khí thải nhà kính trên thế giới.
"Chúng ta cần thêm 7,5 phần trăm có nghĩa là chúng ta đã vượt qua một trong hai ngưỡng năm mươi lăm quốc gia. Vì vậy thế là rất tốt.
Bây giờ chúng ta hãy làm việc cật lực để có thêm được 7,5 phần trăm khí thải nhà kính nữa. Tôi cảm ơn 31 quốc gia có nộp tài liệu kế hoạch giảm khí thải  của họ với tôi.
Tôi rất vui khi tuyên bố rằng chúng ta đã chính thức vượt qua một trong hai ngưỡng cần thiết để đưa hiệp định Paris về khí hậu tới giai đoạn có hiệu lực"
Liên hiệp quốc cho biết 14 quốc gia chiếm khoảng 13 % khí thải phát ra đã cam kết khi gia nhập hiệp định trong năm nay nếu họ thực hiện cam kết đó sẽ cho phép ngưỡng 55 % lượng khí thải carbon dioxide  toàn cầu đạt được.
Các thỏa thuận toàn cầu ràng buộc  các quốc gia ký kết sẽ cắt giảm khí thải nhà kính và giữ nhiệt độ toàn cầu tăng  dưới 2 độ C
Các nhà khoa học cảnh cáo rằng có những quốc gia có thể vượt ngưỡng khí thải nếu thế giới không hành động quyết liệt
Được biết mỗi quốc gia sẽ giảm phát khí thải nhà kiếng của mình theo chiến lược của từng quốc gia .
Hiệp định Paris đã nhận được một tăng tiến đáng kể hồi đầu tháng này sau khi Hoa Kỳ và Trung Quốc đệ trình  kế hoạch  tham gia vào việc giảm khí thải.

Hai nước phát khí thải nhiều  nhất thế giới này chiếm khoảng 40 % khí thải nhà kính toàn cầu.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ ông John Kerry đã ca ngợi các quốc gia đã phê chuẩn thỏa thuận khí hậu Paris.
"Hầu như mọi hòn đảo nhỏ ở Thái Bình Dương, từng quốc đảo, sự tồn tại của họ phụ thuộc vào sự thành công của chúng ta hiện đang tham gia thỏa thuận này. Điều này nói lên nhiều việc và chúng tôi vô cùng biết ơn 31 quốc gia khác lên phê chuẩn thỏa thuận trong phiên họp đặc biệt này" Ngoại trưởng Hoa Kỳ ông John Kerry.
Fiji là quốc gia đầu tiên tham gia hiệp định Paris

Thủ tướng Fiji nói điều quan trọng là thảo thuận này sẽ có hiệu lực trong một ngày không xa.
"Đất nước tôi cùng với các quốc đảo nhỏ khác nằm trên tuyến đầu của tác động khí hậu. Hiệp định Paris là rất quan trọng cho sự sống còn của quốc gia chúng tôi. Chúng tôi có một trách nhiệm với dân chúng và với cả thế giới là phải bảo vệ các đảo trước nạn nước biển dân bảo tố mạnh và các cơn lốc xoáy lũ lụt làm tê liệt hay tàn phá bị hạn hán và vì nhiệt độ cao"

Úc lạc quan vì thỏa thuận Paris sắp thành hiện thực.

Úc đã ký thỏa thuận này vào tháng tư và thủ tướng Malcolm Turnbull cũng bày  tỏ sự lạc quan rằng thỏa thuận Paris rất gần với thực tế.
"Chúng ta đang tôn vinh và thực hiện cam kết của mình tại Paris. Tôi kêu gọi các nước khác làm tất cả những gì có thể theo luật pháp của họ để phê chuẩn thỏa thuận này vào năm 2016 giúp mang lại hiệu lực cho thỏa thuận. Úc tin tưởng rằng thế giới trong lợi ích chung sẽ tăng thêm sự đoàn kết trước những thách thức phía trước"




Share