Nuôi con ở Úc (3) Con bạn có khỏe mạnh không?

Chị Khánh Trần và hai con gái

Chị Khánh Trần và hai con gái Source: Supplied

“Không ít lần tôi giấu nước mắt khi mang con về Việt Nam bị người thân chê sao mà nuôi con tệ quá, con gì mà nhỏ xíu xiu. Có người thậm chí còn dè bỉu sao mẹ mập ú mà con thì còi xương, bộ ăn hết phần của con hả”. Nhiều người Việt thường quan niệm một đứa bé khỏe mạnh phải tròn trịa, mũm mĩm. Tiến sĩ Khánh Trần, chuyên gia dinh dưỡng có câu trả lời cho những người làm mẹ.


Con mập có phải là con khỏe?

Nhiều người Việt thường quan niệm một đứa bé khỏe mạnh phải tròn trịa, mũm mĩm. Trên các diễn đàn, nhiều bà mẹ thường rỉ tai nhau cách làm sao để con mình tăng cân nhiều như con người ta và so sánh cân nặng của con mình.

“Không ít lần tôi giấu nước mắt khi mang con về Việt Nam bị người thân chê sao mà nuôi con tệ quá, con gì mà nhỏ xíu xiu. Có người thậm chí còn dè bỉu sao mẹ mập ú mà con thì còi xương, bộ ăn hết phần của con hả”.

“Các mẹ ơi con của mình 3, 4 tháng nay không tăng cân. Có sữa nào uống để con tăng cân nhanh không? Con mình nhỏ hơn con người ta nên rầu ơi là rầu.

“Lần nào ghé thăm ông bà, ông bà cũng quở sao mà không cho con ăn nhiều hơn. Ở Úc đủ thứ món ăn bổ dưỡng mà sao không mua cho con ăn”.
Những chia sẻ như vậy không hiếm trên diễn đàn của những người mẹ Việt tại Úc. Tự lúc nào, cân nặng của con đã trở thành thước đo sự thành công của người làm mẹ. Thêm vào đó, áp lực từ “con nhà người ta”, khen chê của ông bà, hàng xóm càng khiến cha mẹ càng hoang mang không biết mình nuôi con có đúng chưa hoặc con ăn đã đủ chưa.

Tâm lý sợ thấp bé, nhẹ cân, thua bạn bè đồng trang lứa của người Á Châu đã ăn vào tận xương tủy, khiến những bậc phụ huynh dù sống ở Úc vẫn luôn tự ti với thân hình thấp bé của mình.

Thế nhưng tiến sĩ Khánh Trần, giảng viên trường đại học Asia Pacific International College, chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ mập chưa chắc đã khỏe và cho biết bản thân chị cũng từng “cười trừ” khi có ai góp ý hai con gái của chị “mình dây”.
"Không có món ăn nào là hoàn hảo và đầy đủ chất dinh dưỡng. Những món ăn Việt Nam thường giàu gia vị, nhiều rau xanh nhưng lại quá nhiều tinh bột, thiếu đạm thực vật, chất béo tốt. Trong khi món Tây thì lại thiếu rau và chất xơ, nhưng lại giàu đạm. Do đó kết hợp đa dạng các loại thức ăn, cách ăn sẽ tạo lại sự hứng khởi trong bữa ăn của con”. TS, chuyên gia dinh dưỡng Khánh Trần
“Là một nguời mẹ, cũng như nhiều nguời mẹ khác, mình rất quan tâm đến dinh duỡng cho con nhằm bảo con phát triển khoẻ mạnh. Cô con gái lớn của mình khá kén ăn. Nhiều lần bạn  nói: "Món nào mẹ nói tốt cho sức khoẻ là y như rằng món đó ăn dở ẹt à. Từ khi các con mình còn nhỏ, mình hay nhận đuợc những lời bình phẩm là con mình "gầy" quá. Mỗi lần như vậy, mình cuời và nói cám ơn", tiến sĩ Khánh Trần chia sẻ với SBS.

“Điều quan trọng là mình biết được con của mình mạnh khỏe, tham gia các hoạt động thể dục thể thao thường xuyên, con mình cao nên nhìn gầy. Hai con gái của mình tính cách khác nhau, sở thích ăn uống khác nhau nên thể chất cũng khác nhau”.

Theo điều quan trọng nhất là các bậc cha mẹ cần phân biệt quan niệm "gầy" với "suy dinh duỡng". Nên nhớ là "suy dinh duỡng" bao gồm cả thể gầy/nhẹ cân lẫn thể bụ/béo phì.

Làm sao để biết con mình có khoẻ mạnh không?

"Khoẻ mạnh" không chỉ là "không bị bệnh". Trẻ khoẻ mạnh luôn cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc, hoạt động tinh thần và thể chất tốt. Trẻ khoẻ mạnh thích tìm tòi, sáng tạo, khám phá, thích chơi ngoài trời, thích giao lưu cùng các trẻ khác đồng trang lứa và tham gia các hoạt động thể chất cùng gia đình và bạn bè.

Con mình nên cân nặng bao nhiêu?

Không có một quy định chính xác và cụ thể về cân nặng của trẻ em ở mỗi độ tuổi. Nên nhớ là mỗi nguời mỗi khác. Trẻ em, cũng như nguời lớn, khác nhau về chiều cao, cấu trúc cơ thể, tỉ lệ cơ (muscle), tốc độ tăng truởng... Vì thế, đừng so sánh con mình với con nguời khác để rồi lo lắng.
Chị Khánh Trần luôn cảm thấy an tâm khi con gầy nhưng luôn năng động, vui vẻ
Chị Khánh Trần luôn cảm thấy an tâm khi con gầy nhưng luôn năng động, vui vẻ Source: Supplied
Nhiều nguời dùng "Bảng chỉ số chiều cao, cân nặng chuẩn của trẻ em" (Body Mass Index hay BMI) để so sánh tỉ lệ chiều cao và cân nặng của con mình với tiêu chuẩn dành cho độ tuổi. Điều này không có gì sai. Nhưng nên nhớ là mỗi trẻ mỗi khác. Bản thân mình sẽ không lo lắng nếu con mình không có cân nặng và chiều cao như những đứa trẻ cùng tuổi hay thuộc nhóm "bình thuờng" so theo "Bảng chỉ số chiều cao, cân nặng chuẩn của trẻ em".

Quan trọng là con luôn khoẻ mạnh, thích học hỏi, tìm tòi, khám phá, vận động thể chất thường xuyên, chơi và giao tiếp với các thành viên trong gia đình cũng như với những đứa trẻ khác.
“Là một nguời mẹ, cũng như nhiều nguời mẹ khác, mình rất quan tâm đến dinh duỡng cho con nhằm bảo con phát triển khoẻ mạnh. Cô con gái lớn của mình khá kén ăn. Nhiều lần bạn nói món nào mẹ nói tốt cho sức khoẻ là y như rằng món đó ăn dở ẹt à. Từ khi các con mình còn nhỏ, mình hay nhận đuợc những lời bình phẩm là con mình "gầy" quá. Mỗi lần như vậy, mình cuời và nói cám ơn", tiến sĩ Khánh Trần chia sẻ với SBS.
Thay vì chỉ tập trung vào cân nặng của con, cần chú tâm thêm vào sự phát triển về mặt nhận thức của trẻ như trẻ 1 tuổi phải biết nói được vài từ rõ ràng, biết sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp.

Làm thế nào để biết con mình bị suy dinh duỡng?

Nếu con bạn không "khoẻ mạnh", theo như định nghĩa đã đề cập, và có thêm một hay nhiều triệu chứng như nêu trên, hãy đưa con đi khám bác sĩ. Suy dinh duỡng có thể đuợc chuẩn đoán bằng cách theo dõi cân nặng, so sánh chiều cao và cân nặng chuẩn, kiểm tra lâm sàng và cận lâm sàng, và làm các xét nghiệm kiểm tra thiếu hụt vi chất.

Thế nào là một chế độ dinh dưỡng cân bằng?

The Australian Guide to Healthy Eating
The Australian Guide to Healthy Eating Source: eathealth.gov.au
Một lời khuyên thú vị của chuyên gia dinh dưỡng Khánh Trần là thiết kế những bữa ăn cầu vồng cùng con.

“Càng nhiều màu sắc càng hấp dẫn, sặc sỡ và kích thích vị giác của con, bởi vì màu sắc chứa nhiều sắc tố thực phẩm khác nhau. Mình không khuyến khích ép uổng con cái phải ăn thật nhiều. Nếu ép con ăn quá nhiều, sẽ làm con có cảm giác sợ ăn, tạo ra phản ứng ngược, hình thành thói quen ăn uống không lành mạnh.

Không có món ăn nào là hoàn hảo và đầy đủ chất dinh dưỡng. Những món ăn Việt Nam thường giàu gia vị, nhiều rau xanh nhưng lại quá nhiều tinh bột, thiếu đạm thực vật, chất béo tốt. Trong khi món Tây thì lại thiếu rau và chất xơ, nhưng lại giàu đạm. Do đó kết hợp đa dạng các loại thức ăn, cách ăn sẽ tạo lại sự hứng khởi trong bữa ăn của con”.
TS Khánh Trần chia sẻ hãy thiết kế những bữa ăn cầu vồng
TS Khánh Trần chia sẻ hãy thiết kế những bữa ăn "cầu vồng" Source: Supplied
Phải uống đủ nước lọc, thay vì nước ngọt, nước có đường. Chọn ngũ cốc nguyên hạt, các loại tinh bột tốt. Kiểm tra thành phần dinh dưỡng trên bao bì”, chuyên gia dinh dưỡng Khánh Trần nhấn mạnh.

Đọc thêm các bài viết về dinh dưỡng của tiến sĩ, chuyên gia dinh dưỡng Khánh Trần tại

 __

Đón nghe tiết mục Nuôi con ở Úc phát thanh trên SBS Radio mỗi tối thứ Ba hàng tuần lúc 8pm. Gặp gỡ, chuyện trò và chia sẻ kinh nghiệm  nuôi dạy con với các chuyên gia, các bậc cha mẹ xung quanh chúng ta.

Share