Nuôi con ở Úc (15) Mẹ Việt dạy con tự lập, mẹ không phải người hầu của con

Subi giúp mẹ nấu cơm

Subi giúp mẹ nấu cơm Source: Supplied

Con trai lớn 5 tuổi đi học về biết giúp mẹ nấu cơm, lau nhà, quét rác, dọn thức ăn rơi vãi của em trai. Con trai nhỏ 18 tháng tuổi biết thay bỉm xong tự đi vứt, cùng mẹ lấy bát từ máy rửa chén cất vào tủ, biết mang đồ để sai chỗ vào đúng vị trí. Chị Hà Trang đã thành công trong việc dạy con cách chia sẻ, thấu hiểu với người khác, và hiểu rằng “mẹ không phải người ở của con”.


Tự lập không phân biệt độ tuổi

Ngắm nhìn cậu bé Subi (Jordi Nguyen) 5 tuổi hí hoáy cọ nhà tắm phụ giúp mẹ, nấu cơm, lau nhà, quét rác, dọn thức ăn rơi vãi của em trai 18 tháng, nhiều người không khỏi xuýt xoa. Phụ huynh ở Việt Nam thì lo ngại "con nó mới tí tuổi đầu mà mẹ đã ép làm nhiều việc quá, lỡ té ngã thì khổ". Còn các mẹ Úc thì tán dương không ngớt "Subi thật xuất sắc".

Đó phải chăng cũng là quan điểm văn hóa và tư duy của cha mẹ Đông và Tây trong việc dạy con tự lập và tham gia vào công việc gia đình.

Với chị Đoàn Phạm Hà Trang, không hề có khái niệm "ép" con làm việc nhà. Subo (Justin Nguyễn, 18 tháng tuổi) và Subi (Jordi Nguyễn, 5 tuổi), hai con trai của chị Hà Trang, từ nhỏ đã được mẹ gieo hạt mầm yêu lao động. Cứ thế mà tình yêu với cái chổi, giẻ lau, nồi cơm lớn lên từng ngày.
Subi tự giác lau dọn nhà tắm theo lịch phân công của mẹ
Subi tự giác lau dọn nhà tắm theo lịch phân công của mẹ Source: Supplied
Những bài viết của chị Hà Trang trên trang Facebook cá nhân là nguồn cảm hứng của nhiều mẹ Việt trong việc dạy con ở xứ người. Với thái độ dứt khoát, nguyên tắc nhưng ngập tràn tình yêu của một người làm mẹ đầy đam mê, các câu chuyện đồng hành cùng con lớn lên mỗi ngày của Hà Trang chiếm trọn trái tim của nhiều bà mẹ.

, chị Hà Trang tâm sự: “Không nhọc công theo sau dọn mớ lộn xộn. Không ủ rũ mệt mỏi vì thét gào bắt con học làm. Cuối ngày không thều thào hết hơi than vãn sao tôi phải làm nhiều việc thế này? Để con làm việc chính là cho con tự lập, học cách sẻ chia và thấu hiểu với người khác.”

Chị Hà Trang khẳng định bản thân không còn phải thở dài ngao ngán mỗi cuối ngày vì phải làm quá nhiều việc. Bởi cậu con trai lớn Subi đã giúp mẹ gánh vác một phần không nhỏ việc nhà, mà theo Subi "đó là việc của con, mẹ không cần phải làm."

Trong khi anh trai lớn đã biết cọ nhà tắm phụ mẹ, tự quét rửa toilet sau khi sử dụng, nấu cơm, lau nhà thì cậu em trai 18 tháng tuổi Subo (Justin Nguyễn) cũng không hề kém cạnh. Em bé biết thay bỉm xong tự đi vứt, cùng mẹ lấy bát từ máy rửa chén cất vào tủ, biết mang đồ để sai chỗ vào đúng vị trí.
Khi được hỏi việc dạy con nhỏ tính tự giác ở các lĩnh vực nào, Hà Trang nhấn mạnh “tự lập có thể áp dụng vào rất nhiều mặt trong cuộc sống. Với trẻ nhỏ là những việc cá nhân cơ bản như:  ăn uống, đánh răng, rửa mặt, thay quần áo, tắm; làm những công việc nhà tùy theo sức của mình: lau nhà, cọ nhà tắm, hút bụi; tự giác và có trách nhiệm với việc học của mình.”

Với Hà Trang, đó cũng là một trong nhiều con đường gây dựng sự tự tin cho trẻ, không phụ thuộc và ỉ lại vào những người xung quanh.

Từ việc quan sát công việc của mẹ mỗi ngày, cộng với sự hướng dẫn tỉ mỉ, không phán xét và động viên của mẹ, làm việc nhà đã trở thành thói quen của Subi sau mỗi ngày đi học về.
Subo (18 tháng tuổi) và Subi (5 tuổi), hai con trai của chị Hà Trang, từ nhỏ đã được mẹ gieo hạt mầm yêu lao động
Subo (18 tháng tuổi) và Subi (5 tuổi), hai con trai của chị Hà Trang, từ nhỏ đã được mẹ gieo hạt mầm yêu lao động Source: Supplied

Mẹ không phải người ở của con

Là một giáo viên mầm non và bà mẹ hai con, chị Hà Trang luôn có quan điểm dạy con tự lập từ bé, với sự phát triển các kỹ năng phức tạp dần theo từng độ tuổi.

“ Không hề có một độ tuổi giới hạn để dạy con tính tự lập. Người lớn tự lập theo kiểu người lớn. Bé tự lập theo kiểu của bé”, Hà Trang chia sẻ với SBS.

“Ngay từ bé, mình đã có thể hướng dẫn cho con tự làm mọi thứ. Nếu phân biệt độ tuổi thì sẽ rất khó để dạy con. Xây dựng tính tự lập càng sớm con càng hiểu giá trị của việc tự mình làm được mọi thứ.”
“Không nhọc công theo sau dọn mớ lộn xộn. Không ủ rũ mệt mỏi vì thét gào bắt con học làm. Cuối ngày không thều thào hết hơi than vãn sao tôi phải làm nhiều việc thế này? Để con làm việc chính là cho con tự lập, học cách sẻ chia và thấu hiểu với người khác.”
Chị Hà Trang lập ra một bảng công việc hàng tuần theo ngày. Con trai Subi cứ theo lịch này mà thực hiện. Sau đó mẹ sẽ là người kiểm tra, góp ý, đánh giá và khuyến khích.
Chị Hà Trang lập ra một bảng công việc hàng tuần theo ngày. Con trai Subi cứ theo lịch này mà thực hiện. Sau đó mẹ sẽ là người kiểm tra, góp ý, đánh giá và khuyến khích.
Chị Hà Trang lập ra một bảng công việc hàng tuần theo ngày. Con trai Subi cứ theo lịch này mà thực hiện. Sau đó mẹ sẽ là người kiểm tra, góp ý, khuyến khích Source: Supplied
“Bảng phân công công việc của các con sẽ thay đổi theo từng giai đoạn lớn của con. Bảng này mang lại cảm giác háo hức và cảm giác mình đã làm được việc mà không ai cần nhắc. Các con chỉ cần nhìn vào bảng sẽ biết mình cần làm gì mỗi ngày.

Khi đồng hành cùng trẻ nhỏ người lớn cần tạo cho trẻ cảm giác phấn khích, được động viên và tin rằng mình có khả năng tự làm mọi thứ. Chính những cảm giác ấy khiến trẻ luôn thích thú vì được làm việc”, chị Hà Trang nói với SBS.

Sau mỗi lần lao động, Subi sẽ cùng mẹ dán mặt cười vào bảng phân công việc nhà. Đó là cách chị Hà Trang khuyến khích và khơi dậy tình yêu lao động của con.

“Ai được khen mà không thấy sướng. Các bạn nhỏ rất thích được chứng tỏ mình. Khi con làm được một việc gì mà được mọi người công nhận, các con sẽ vô cùng thích thú”.

Với Subi, đó là lời khen của cô giáo ở trường khi em biết tự giác dọn đồ chơi sau khi chơi xong, là lời động viên của cha mẹ sau khi vui vẻ làm việc nhà, tự vệ sinh cá nhân và thu xếp giường ngủ gọn gàng trước khi đi học.

Nhiều cha mẹ Việt bảo bọc và lo lắng cho con thái quá, khi cho rằng trẻ chưa đủ sức để làm việc này, việc kia. Cảm giác sợ hãi của cha mẹ cũng tước đi cơ hội cho phép con học hỏi và tự lập. Thế nhưng Hà Trang đã thành công khi trao cho con cơ hội, tin tưởng con, chấp nhận lỗi sai và tạo môi trường an toàn để con thực hành.
Là một giáo viên mầm non và bà mẹ hai con, chị Hà Trang luôn có quan điểm dạy con tự lập từ bé, với sự phát triển các kỹ năng phức tạp dần theo từng độ tuổi.
Là một giáo viên mầm non và bà mẹ hai con, chị Hà Trang luôn có quan điểm dạy con tự lập từ bé, với sự phát triển các kỹ năng phức tạp dần theo từng độ tuổi. Source: Supplied
Hà Trang khuyến khích con tham gia làm việc cùng mẹ từ khi hai con còn rất nhỏ. Khi Subo mới biết ngồi, em bé đã ngồi cạnh quan sát mẹ nhặt rau.

“Ví dụ nhặt rau, có thể cho con vài cọng rau để con cầm và cảm nhận, lớn dần con sẽ nhìn theo mẹ để làm.  Mẹ làm, mẹ cho con cơ hội được cùng làm. Chỉ cần cho con cơ hội để con quan sát, tiếp xúc con sẽ thích làm, tập làm và làm rất tốt”, Hà Trang kể lại.

Con không đi làm thuê cho mẹ

Trẻ nhỏ vốn thích bắt chước bố mẹ làm việc nhà, thế nhưng nhiều cha mẹ đã bỏ qua giai đoạn vàng, phải dùng tiền như phần thưởng để dụ dỗ, mua chuộc con. Hà Trang quan niệm “đã là một gia đình, mọi thành viên đều cần có trách nhiệm cùng đóng góp, lớn góp kiểu lớn, bé góp kiểu bé. Phải lao động mới biết giá trị của hưởng thụ.”

Hà Trang tuyên bố một cách quyết đoán trong việc dạy con tự giác: “Không cọ nhà vệ sinh thì có thể không tắm, không sao cả. Không dọn mâm có thể không ăn cơm, không sao cả. Không dọn đồ chơi có thể không chơi, không sao cả. Không tự giác học bài có thể không đi học, không sao cả. Tất cả là “được”. Được làm, được tắm, được ăn, được học. Đã làm là vui. Không vui nghỉ làm”.
Với Hà Trang, gia đình được tạo nên từ mỗi thành viên. Vì vậy, mỗi người góp một ngọn lửa nhỏ, gia đình mới có thể ấm áp và khăng khít.

Hà Trang chia sẻ với SBS: “Các con làm việc nhà là tự mình đang xây dựng tổ ấm nhỏ của mình. Do đó mình không thưởng cho con tiền khi con làm việc nhà. Như thế chẳng khác nào khiến con hiểu rằng con đang “đi làm thuê” cho mẹ. Đấy là việc của mẹ, con đang giúp mẹ giải quyết”.

“Mình khuyến khích các con bằng cách tạo cho các con hứng thú với việc làm việc nhà. Cho các con cảm giác mình “được” làm việc”.

“À làm những việc như vậy là mình đã trở thành một người lớn thực thụ. Mình làm vì mình thích. Vì nhà là nơi mình muốn vun đắp. Nếu con hoàn thành các việc đúng kế hoạch với thái độ đúng mực cả tuần con có thể được ăn một món ăn gì đó con thích, được đến một nơi con muốn”.

Thói quen trả cho con một khoản tiền nhất định để làm việc nhà đã tồn tại trong văn hóa Tây Phương từ rất lâu. Trong khi phụ huynh Tây Phương phản biện rằng việc này giúp trẻ có khả năng tham gia vào hoạt động mua bán và dạy trẻ về giá trị của đồng tiền thông qua lao động cùng với kỹ năng quản lý tài chính cá nhân.

Thực tế, nhiều nền văn hóa trên thế giới không khuyến khích thưởng tiền cho trẻ làm việc nhà. Một số trẻ giúp đỡ gia đình từ rất sớm, cảm thấy hạnh phúc vì những đóng góp của mình và không cần cha mẹ dùng tiền để "dụ dỗ".

Với Subi, cảm giác “mình là người quan trọng trong gia đình” và “làm cho mẹ hạnh phúc” là món quà và phần thưởng quý giá nhất với cậu bé.
“Các con làm việc nhà là tự mình đang xây dựng tổ ấm nhỏ của mình. Do đó mình không thưởng cho con tiền khi con làm việc nhà. Như thế chẳng khác nào khiến con hiểu rằng con đang “đi làm thuê” cho mẹ. Đấy là việc của mẹ, con đang giúp mẹ giải quyết”.
Nếu cha mẹ trả công cho con khi con làm việc nhà, con sẽ mặc định việc đó là của cha mẹ, con thích hoặc cần tiền thì con sẽ làm, không thì thôi. Càng về sau, khi cơn lười biếng xảy ra, con sẽ càng tức tối, khó chịu khi phải làm việc nhà.
Bên cạnh tham gia vào việc nhà, thì nhiều cha mẹ Việt hay than phiền con không tự chủ trong việc học tập. Bé Subi, con của Hà Trang thể hiện thái độ tự chủ động trong việc học mà không cần đến sự nhắc nhở của cha mẹ. Theo Hà Trang, đó không phải là chuyện một vài ngày, mà là cả quá trình trong việc gieo cho con tình yêu.

“Mình dạy Subi việc học cũng như làm việc nhà. Được học, được làm chứ không có cảm giác bị học, bị làm.”

Theo Hà Trang, “giai đoạn 3-5 tuổi là giai đoạn mẹ cho con làm quen với bàn, ghế, bút, giấy qua những trò chơi. Đây là lúc gieo cho con niềm vui với việc học”.

Vì có hai năm đệm gây dựng thói quen và niềm yêu thích nên Subi rất chủ động trong việc học”, Hà Trang kể lại.

Nghe toàn bộ phần phỏng vấn với chị Hà Trang trong phần audio phía trên.

Share