Thế nhưng trong khi các tín đồ qui tụ nhau trong ngày lễ trọng đại nhất theo niên lịch của Chính Thống Giáo thì tại Bethlelem những người biểu tình giận dữ trước điều mà họ gọi là các hành động phản bội của người đứng đầu giáo hội.
Đối với tín đồ Chính Thống Giáo còn gọi là Chính Thống Giáo Đông Phương hay vắn tắt là Giáo hội Phương Đông, thì ngày 7 tháng giêng là một trong những ngày lễ trọng đại nhất trong năm.
Trên khắp thế giới, các gia đình tham dự các thánh lễ cử hành ngày Giáng sinh theo Chính Thống Giáo.
Bên trong nhà thờ Giáng sinh tại Bethlelem, được mọi người theo Cơ Đốc Giáo tôn kính là nơi hạ sinh của Chúa Giê Su, các thánh lễ diễn ra theo kế hoạch.
Thế nhưng bên ngoài, những người biểu tình nói lên sự giận dữ khi cho rằng, họ bị người đứng đầu giáo hội phản bội.
Một cư dân tại Bethlelem là ông Peter Kumry giải thích.
“Chúng tôi tẩy chay cuộc viếng thăm của ông ta đến Bethlelem, để chống lại những hành động đáng trách của ông ta, trong đó có việc bán đi các ngôi đền của Chính Thống Giáo cho người Do thái”.
Bị gán là kẻ phản bội, Đức Giáo Trượng còn gọi là Đức Thượng Phụ Theophilos Đệ Tam cần sự bảo vệ chặt chẽ, khi Ngài tiến vào nhà thờ.
Đây không phải là không khí hoan nghênh mà Ngài mong đợi, khi Ngài đi vào thì hàng ngàn người Palestine đòi hỏi Ngài từ chức, do cáo buộc đã bán đi đất đai cho người Do thái.
Được biết, Chính thống giáo Đông phương là nhánh Kitô giáo lớn thứ nhì trên thế giới, sau Giáo hội Công giáo Rôma.
Là một trong những định chế lâu đời nhất thế giới, Giáo hội Chính thống giáo Đông phương đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử và văn hóa Đông Âu, Hy Lạp, Nga, Kavkaz và Cận Đông.
Cấu trúc của Chính thống giáo Đông phương là một khối hiệp thông các giáo hội tự chủ, được cai quản bởi Thánh Công đồng bao gồm các giám mục.
Chính thống giáo truy nguyên nguồn gốc của họ về Kitô giáo sơ khai và tuyên bố họ mới là sự tiếp nối duy nhất và chính thống của giáo hội do Chúa Kitô thiết lập, xem chính mình là Giáo hội Duy nhất, Thánh thiện, Công giáo và Tông truyền.
Trong thiên niên kỉ đầu của Kitô giáo, Chính thống giáo Đông phương và Công giáo Rôma cùng là một giáo hội, mặc dù có một số khác biệt giữa đông phương và tây phương.
Vào thế kỷ 11, các khác biệt này dẫn đến cuộc Ly giáo Đông–Tây năm 1054, phân chia thành Chính thống giáo Đông phương và Công giáo Rôma.
Tín hữu Chính thống giáo vẫn xem giáo hội của mình là truyền thống Kitô giáo trung thành nhất với các giá trị thần học bắt nguồn từ thời hội thánh tiên khởi.
“Chúng ta là những tín đồ Chính Thống Giáo Coptic sinh sống tại Úc, chúng ta rất vui mừng khi thấy thế giới ở hải ngoại đã thay đổi, cũng như rất vui mừng khi thấy chính quyền hiện cộng tác với các tín đồ Chính Thống Giáo tại Ai cập”, John Nour.
Giáo hội cấu trúc tổ chức bao gồm các giáo phận độc lập cùng chia sẻ một nền thần học, đặt dưới quyền cai quản của các Giám mục có nhiệm vụ bảo vệ các truyền thống giáo hội được lưu truyền từ Mười hai Sứ đồ qua quyền tông truyền, đặc biệt là Thánh Anrê.
Giáo hội thiết lập và bảo tồn lịch Kitô giáo nguyên thủy (dựa trên lịch Julius), xác lập những ngày lễ kỷ niệm các sự kiện quan trọng trong cuộc đời Chúa Giê-su.
Theo dòng lịch sử, các Giáo hội Chính thống giáo chịu ảnh hưởng của văn hóa Hy Lạp với các thành phố như Alexandria, Antiochia, và Constantinopolis (nay là Istanbul); trong khi đó Giáo hội Công giáo gắn liền với văn hóa Latinh với trung tâm là Roma.
Sự khác biệt ngày càng gia tăng, khi Đế quốc La Mã bị chia cắt thành hai phần: phương Đông và phương Tây.
Trong khi đó, tại Nga, Tổng thống Nga Vladimir Putin tham dự lễ Giáng sinh tại Saint Petersburg.
Có khoảng 40 phần trăm tín đồ Chính Thống Giáo sinh sống tại Nga, trong khi hàng trăm ngàn người đi lễ vào lúc sáng sớm.
Tại Ai cập, nhà thờ lớn nhất tại vùng Trung đông, đã mở cửa đón chào các tín đồ Thiên Chúa Coptic.
Nhóm nầy thường bị các tên quá khích tự xưng Nhà nước Hồi giáo nhắm đến và chỉ vài giờ trước khi các thánh lễ bắt đầu, một cảnh sát chết khi tìm cách gỡ ngòi một quả bom, gần một nhà thờ ở Cairo.
Tổng thống Ai cập Abdel Fattah El-sisi, lên tiếng kêu gọi đoàn kết.
“Nếu chúng ta bảo tồn các quốc gia của chúng ta và gìn giữ cho được an toàn, thì chúng ta không chỉ sửa chữa những tổn hại mà còn tái thiết nữa".
"Chúng ta đã xây dựng 14 thành phố mới, với các thánh đường và nhà thờ cũng như mọi thứ khác”, Abdel Fattah El-Sisi.
Tại Úc, có khoảng 100 ngàn tín đồ Chính Thống Giáo.
Ông John Nour thuộc giáo phận Coptic tại Sydney nói rằng, những thay đổi tại Ai cập sẽ có hậu quả tích cực, đối với các tín đồ Chính Thống Giáo trên toàn thế giới.
“Chúng ta là những tín đồ Chính Thống Giáo Coptic sinh sống tại Úc, chúng ta rất vui mừng khi thấy thế giới ở hải ngoại đã thay đổi, cũng như rất vui mừng khi thấy chính quyền hiện cộng tác với các tín đồ Chính Thống Giáo tại Ai cập”, John Nour.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại