Paul và Brendan Upcroft là cặp đồng giới sinh sống tại vùng quê của tiểu bang New South Wales.
Họ đã quyết định từ đầu trong mối quan hệ là muốn có một gia đình, một ước mơ họ đã đạt được qua chăm sóc và sau cùng là chấp nhận con nuôi.
Đối với Brendan và Paul Upcroft, thì việc nuôi con nuôi hay nghĩa dưỡng hai bé Aidan và Kaleb 13 và 11 tuổ, khiến họ cảm thấy nhẹ nhõm.
Cả hai bé trai đã được họ chú ý đến từ năm 2014, thế nhưng việc nghĩa dưỡng là bước cuối cùng để chính thức gia nhập gia đình của họ, và gia đình hiện sinh sống tại Maitland một vùng quê thuộc tiểu bang New South Wales.
Paul Upcroft cho biết, khi ông hỏi đứa con trai nhỏ nhất về việc, cháu cảm thấy thế nào khi được nhận là con nuôi, thì cậu bé cảm thấy rất phấn khởi.
“Với Kaleb, chúng tôi lưu ý với cháu vào hôm thứ sáu, là ngày đến tòa án để gặp vị thẩm phán, ‘đó là một chuyện đã qua với cháu".
"Tôi hỏi cháu vào ngày hôm sau, thì cháu trả lời ‘Ồ đó là chuyện trong gia đình và hoàn toàn là chuyện nội bộ’.
"Vì vậy, chúng yêu thích trở thành một phần trong gia đình Upcroft”, Paul Upcroft.
Các con số thống kê của Viện Y tế và Phúc lợi Úc châu cho thấy, có hơn 46 ngàn trẻ em Úc nay sống trong các cơ sở chăm sóc ngoài ngôi nhà của chúng, với hơn 40 phần trăm đã được chăm sóc ở đó trong hơn 5 năm.
Kaleb và Aidan đã trải qua cuộc đời của các cháu phần lớn là trong các cơ sở chăm sóc, thế nhưng cả hai đồng ý việc nhận làm con nuôi của gia đình Upcroft và việc thay đổi trong cuộc đời hai cháu đã được thực hiện.
Brendan Upcroft nói rằng, cả ông và người sống chung đều muốn mang lại cho hai đứa trẻ, một tình cảm yên ổn.
“Một động lực khác khiến chúng tôi nhận con nuôi, là tình trạng gia đình ổn định để lo lắng cho chúng. Aiden và Kaleb đã được chăm sóc trong gần 9 tháng qua".
"Trong suốt thời gian 3 năm rưỡi sống với chúng tôi, chúng luôn lo lắng về việc mọi chuyện có thể thay đổi, cơ quan có thể bất ngờ đến và nói rằng ‘Nay chúng tôi muốn dời các cháu đến một nơi khác’.
"Hiện nay chúng có được sự ổn định và sống với cha mẹ vĩnh viễn, không phải nghĩ đến cuộc sống của chúng từ nay cho đến 18 tuổi và có thể thấy trước được quãng đời khá dài của chúng”, Brendan Upcroft.
Bất chấp tình trạng chăm sóc tại các cơ sở nuôi dưỡng ngày càng gia tăng tại Úc, thì lại ít có việc chăm sóc dài hạn dẫn đến việc nghĩa dưỡng.
Hồi năm rồi, chỉ có 315 vụ nhận con nuôi được kết thúc tại Úc, trong đó có việc nhận con nuôi ngoại quốc với khoảng 45 phần trăm, với những người chăm sóc là cha mẹ nuôi hay các thân nhân của các cháu.
Trong số các trường hợp nghĩa dưỡng tại địa phương, có khoảng 88 phần trăm cho phép việc tiếp xúc theo một chừng mực nào đó, hay trao đổi thông tin giữa cha mẹ ruột và gia đình nghĩa dưỡng.
Gia đình Upcrofts cho biết họ nghĩ điều quan trọng, là các con của họ vẫn duy trì việc gặp gỡ người mẹ ruột của chúng, ông Brendan Upcroft giải thích.
“Chúng tôi có mối quan hệ hết sức thân thiện với người mẹ đẻ của chúng và cam kết với bà ta rất nhiều ngay từ buổi đầu gặp gỡ".
"Chúng tôi đã làm việc cật lực để chắc chắn rằng, mọi cam kết đã được thực hiện và trong một số trường hợp còn vượt trội hơn nữa".
"Vào lúc nầy ít có việc viếng thăm và hơn nữa chúng tôi sắp xếp việc chúng tôi có thể đón cháu về sau khi thăm viếng, vì vậy mới đây bà ta ở lại cả ngày với hai cậu bé. Với sinh nhật của Kaleb, chúng tôi đến một cửa hàng địa phương và dành một ngày với bà ta".
"Vì vậy đó quả là mối quan hệ hết sức thân mật và đó là những gì chúng tôi nhắm đến”, Brendan Upcroft.
"Vì vậy điều thú vị là một người đã nhận nhiều việc chăm sóc và nghĩa dưỡng, ngoài ra tôi muốn nói rằng việc nầy thông thường ít được các giới đồng tính nam và nữ xử dụng, hơn là IVF hay mang thai hộ”, Damien Riggs.
Được biết việc chấp nhận con nuôi của những cặp đồng tính trở thành luật pháp trên toàn nước Úc hồi tuần qua, khi lãnh thổ Bắc Úc là nơi sau cùng thay đổi luật lệ về việc nghĩa dưỡng.
Quốc hội Bắc Úc đồng ý thay đổi luật nhận con nuôi, vốn trước đây chỉ cho phép các cặp vợ chồng bình thường, hay những cuộc hôn nhân theo truyền thống Thổ dân, được quyền chấp nhận con nuôi.
Tại Adelaide, Phó Giáo sư đại học Flinders là ông Damien Riggs, đã bỏ thời gian nghiên cứu về việc chăm sóc và nghĩa dưỡng tại Úc.
Ông cho biết các cơ sở chăm sóc, có thể bác bỏ các đơn nhận con nuôi từ các cặp thuộc giới LGBTIQ vì lý do tôn giáo, dẫn đến một hậu quả xa hơn về mức độ nghĩa dưỡng của các cặp đồng giới.
“Vẫn có những giới hạn về phần nuôi dưỡng, bởi vì các cơ quan có thể thể yêu cầu về các miễn trừ về tôn giáo".
"Vì vậy vẫn có khả năng là một số tổ chức nói rằng ‘Không, chúng tôi không duyệt xét chuyệnnầy’, vì vậy tôi nghĩ đó là một hiệu ứng liên tục cho việc nuôi dưỡng, nếu việc nghĩa dưỡng xuất phát từ việc chăm sóc".
"Vì vậy nếu đó là việc nhận con nuôi tức khắc, chứ không qua giai đoạn chăm sóc thì có thể có những rào cản, thế nhưng trong nhiều trường hợp và tại New South Wales là một thí dụ, khi việc nghĩa dưỡng thường bắt đầu từ chuyện chăm sóc".
"Nếu quí vị không thể là người chăm sóc trước nhất, thì sẽ có những giới hạn về việc nghĩa dưỡng với quí vị”, Damien Riggs.
Tiến sĩ Riggs nói rằng, trong khi các rào cản pháp lý về việc chấp nhận con nuôi của các cặp đồng tính không còn nữa, thì những kết quả đạt được về mặt sinh sản có nghĩa là, nhiều người thuộc giới nầy có thể phải nhờ đến con đường y khoa, để tạo lập gia đình cho họ.
“Ngày nay mọi tiểu bang ở Úc đều cho phép việc xử dụng kỹ thuật IVF thụ thai trong ống nghiệm và nay là việc mang thai hộ, ngay cả nếu luật pháp hơi khác biệt một chút tại mỗi tiểu bang, thì những chuyện nầy nay là một lời mời gọi cho những cặp đồng giới nam và nữ muốn có con".
"Vì vậy tôi nghĩ đó là một phần của câu chuyện khác nữa, khi các phương cách nay trở nên thuận lợi mà trong quá khứ không có được như vậy, do các cánh cửa đều bị đóng lại".
"Mọi người nói,’Được rồi, nếu tôi không làm được chuyện đó, làm cách nào để tôi có con được? Tôi nay có thể chăm sóc rồi sau đó nhận con nuôi".
"Vì vậy điều thú vị là một người đã nhận nhiều việc chăm sóc và nghĩa dưỡng, ngoài ra tôi muốn nói rằng việc nầy thông thường ít được các giới đồng tính nam và nữ xử dụng, hơn là IVF hay mang thai hộ”, Damien Riggs.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại