Ngôi nhà vùng ngoại ô
Là một người mẹ Châu Á, nhưng có quan điểm nuôi dạy con cái vô cùng cởi mở và hiện đại, Hà Trang đi ngược lại với lối suy nghĩ thường gặp ở các bậc phụ huynh người Việt khác.
Trong khi nhiều cha mẹ muốn sinh sống ở khu vực có đông người Việt để dễ dàng đi chợ Châu Á, tham gia các sinh hoạt của người Việt, Hà Trang ước mong hai cậu con trai của mình có cơ hội tích lũy, góp nhặt và sống trong “nền văn hóa Úc” thật sự.
“Ở môi trường nào, con người bạn sẽ gần như là điển hình của môi trường đó. Môi trường có tác động rất lớn đến sự hình thành nhân cách của một cá nhân. Gia đình của Trang chuyển từ vùng đông dân cư châu Á đến nơi phần lớn là người Úc để con được tiếp xúc và thu nhận nhiều nhất có thể văn hóa đặc trưng mảnh đất con sống.”
Hà Trang, một bà mẹ gốc Việt đang sống ở Sydney, chia sẻ với SBS quan điểm chọn nhà, chọn trường cho con.
Rất ít cha mẹ phương Tây khi chơi với con lại cầm điện thoại, trong khi cha mẹ Châu Á lại có quan điểm khác, muốn ghi lại mọi khoảnh khắc của con. Khi con đang hào hứng với thế giới xung quanh, thay vì hòa nhập vào thế giới của con, thì cha mẹ lại chỉ lo nhìn điện thoại.
“Nơi trước đây gia đình Trang sống là khu gần trung tâm và rất đông người gốc Á sinh sống. Gia đình mình ở đó cho đến khi Subi 17 tháng.
Ở tuổi này mình thường xuyên đưa Subi ra ngoài chơi và mình bắt đầu nhận thấy những bất cập khi ở một nơi quá đông người không phải dân bản địa. Khi ra khu vui chơi đa phần nghe thấy tiếng Trung Quốc, các bố mẹ thay vì chơi với con thì chỉ chăm chăm lấy điện thoại ra chụp ảnh con và ngồi xem điện thoại, trẻ lớn vẫn vào khu vui chơi của các em nhỏ và tranh đồ chơi với em, nói chuyện ồn ã ở khu vui chơi”.Hà Trang nhận ra cách tiếp cận con cái rất khác biệt giữa cha mẹ Châu Á và cha mẹ Úc.
Theo bà mẹ hai con Hà Trang, những bé gốc Việt trong các gia đình di dân ở Úc thường chịu thiệt thời hơn so với các bạn đồng trang lứa, khi không được sống gần ông bà, họ hàng Source: Supplied
“Rất ít cha mẹ phương Tây khi chơi với con lại cầm điện thoại, trong khi cha mẹ Châu Á lại có quan điểm khác, muốn ghi lại mọi khoảnh khắc của con. Khi con đang hào hứng với thế giới xung quanh, thay vì hòa nhập vào thế giới của con, thì cha mẹ lại chỉ lo nhìn điện thoại. Mình muốn dành thời gian chất lượng nhất cho con, cho dù đó chỉ là 5 phút.”
Hà Trang kể lại kinh nghiệm “không mấy thoải mái” của cô khi đưa Subi đi học thử tại một trường mẫu giáo có các cô giữ trẻ Trung Quốc.
“Mình chứng kiến các cô vừa đút vừa nhồi nhét cho một đứa bé đang khóc. Sau này khi trở thành giáo viên mầm non và chuyển cho con qua ngôi trường khác, Trang nhận ra rằng nếu mình sống trong một môi trường quá đông người Châu Á, mình sẽ bị ảnh hưởng bởi nếp sống cũ.
Bản thân Trang khi nuôi con, không bao giờ nhồi nhét, ép con ăn, cho nên mình cảm thấy rất thương đứa bé đó. Nếu bạn muốn thực sự hòa nhập vào xã hội Úc, bạn phải sống với những người Úc. Nếu bạn muốn con mình lớn lên, tiếp nhận được văn hóa, cách sinh hoạt hàng ngày của người Úc, thì con phải được tiếp xúc với môi trường đông dân cư bản địa, lớn lên cùng các bạn Úc"."Nếu con mình hàng ngày chứng kiến cô giáo đút thức ăn vào miệng một bạn đang gào khóc, việc đó cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của con. Con cũng sẽ sợ ăn, và bữa ăn cũng trở thành một điều kinh khủng", Hà Trang chia sẻ với SBS.
Bữa ăn chỉ là một ví dụ nhỏ về cách thức mà các con trưởng thành. Hà Trang cho rằng chọn trường, chọn nhà chính là chọn lối sống và con người mà cha mẹ muốn con trở thành.
Dù sinh ra và lớn lên tại Việt Nam trong một gia đình đậm truyền thống Á Đông, lại có hơn 7 năm theo học tại một trường đại học Trung Quốc, nhưng Hà Trang tự nhận cô không theo trường phái “mẹ hổ”, vốn rất hà khắc trong việc nuôi dạy con.“Mỗi người mẹ sẽ có sự lựa chọn riêng trong phương thức đồng hành cùng con. Cá nhân Trang không chọn đi theo con đường “ mẹ hổ”. Trang nghĩ, mỗi cá nhân là một cá thể độc lập. Con sẽ sống cuộc sống của con theo đúng tính cách con có, cùng với sự giáo dục khéo léo vừa phải của gia đình.
Con cái với chính con người thực của con là hạnh phúc của bố mẹ chứ không phải là công cụ viết tiếp những giấc mơ của người sinh thành ra mình.
Thay vì lúc nào cũng gầm rít với con để con thành ông tiến sĩ, bà giám đốc, mình sẽ truyền cho con năng lượng tích cực để con sống khỏe, sống vui và sống với niềm yêu thích của mình.
Ngôi nhà ảnh hưởng rất nhiều đến một con người. Con sẽ có một cái nhìn thư thái, một cách sống không quá vội vã, một thói quen chăm chỉ nhưng biết kết hợp hưởng thụ và có những định nghĩa về giá trị ngôi nhà khác hơn nhiều nếu chỉ nhìn thấy sự ồn ào, tấp nập, vội vã, xô bồ của cuộc sống hiện đại.
Với Trang, mình sinh con là vì chính nhu cầu hạnh phúc của mình. Chứ không phải là con đang mang ơn mình vì nhờ mẹ con được sinh ra đời. Nên mình nuôi con với tâm thế của một người đang được hạnh phúc vì có sự xuất hiện của con trên đời này.Mình cảm ơn con và chính mình mới là người phải mang ơn con. Do vậy, hạnh phúc của con là thành công của mẹ. Và hạnh phúc phải từ những nấc thang rất nhỏ trong hành trình trưởng thành của con”, Hà Trang nói với SBS.
Subi trong bể bơi của gia đình Source: Supplied
Theo bà mẹ hai con Hà Trang, những bé gốc Việt trong các gia đình di dân ở Úc thường chịu thiệt thời hơn so với các bạn đồng trang lứa, khi không được sống gần ông bà, anh chị em họ hàng. Do đó, ngôi nhà phải là nơi các con tìm thấy bình yên, hạnh phúc và sự ấm áp trong tình thương ngọt ngào của cha mẹ.
“Khi về ngôi nhà mới, các con được chạy nhảy thoải mái, có sân vườn, có bể bơi. Các con vừa tìm được rất nhiều niềm vui ở nhà, vừa được hòa mình vào thiên nhiên cây cỏ.
Mùa hè, các con mong chờ bố đi làm về để cả nhà được nhảy ùm xuống bể bơi, cùng nướng thịt, vui chơi, tận hưởng cùng nhau".
Ngôi trường giữa thiên nhiên
Với quan điểm đồng hành cùng quá trình trưởng thành của con, Hà Trang chú trọng vào việc xây dựng môi trường sống và lựa chọn ngôi trường – nơi con có cơ hội phát triển tốt nhất, dù cách xa trung tâm thành phố đến 40 phút lái xe.
“Trước đây gia đình mình sống gần trung tâm. Sau một thời gian nhà mình chuyển đến vùng xa trung tâm hơn nhà cũ. Nơi dân cư phần lớn là người Úc, mật độ dân cư thấp, không khí thoáng đãng, công viên, các khu sinh thái nhỏ khắp nơi.
Về trường học của các con, mình quan điểm là ‘cấp một chọn cô, cấp hai chọn lớp, cấp ba chọn trường’. Mẫu giáo và tiểu học là giai đoạn xây dựng khái niệm về cuộc sống và hình thành nhân cách của một đứa trẻ.
“Ngay sau nhà là trường học cấp một, đối diện trường cấp một là trường mẫu giáo. Qua tìm hiểu và tiếp xúc thì đây đều là hai ngôi trường được cư dân xung quanh đã có con đi học tại đó đánh giá cao.Về trường học của các con, mình quan điểm là ‘cấp một chọn cô, cấp hai chọn lớp, cấp ba chọn trường’. Mẫu giáo và tiểu học là giai đoạn xây dựng khái niệm về cuộc sống và hình thành nhân cách của một đứa trẻ.
Những gì trẻ tiếp nhận giai đoạn này rất quan trọng. Trong việc nuôi dạy con, ưu tiên của mình xếp theo thứ tự: sức khỏe, ý thức, kiến thức. Vì vậy ngôi trường mẫu giáo và cấp một mà mình chọn cho con sẽ phải là ngôi trường đáp ứng được ưu tiên sắp xếp trên của mình. Rất may mắn là Trang tìm được ngôi nhà mà ở giai đoạn đầu quan trọng của con, các vấn đề về trường học đều được đáp ứng”, Hà Trang chia sẻ với SBS."Ngôi trường của Subi chỉ cỏ 3 bạn Châu Á. Trường học của Subi hiện tại rất rộng. Cây cối và cỏ xanh là màu đặc trưng của trường. Trường có cả một nông trại lớn để các con được chăm sóc các bạn động vật, được thu hoạch trứng mỗi buổi sáng".
Các bạn nhỏ được đóng vai làm bác nông dân, bác trồng cây, những điều tưởng chừng chỉ người lớn mới làm được, nên các con rất tự hào.
Có sân khấu trong hội trường và ngoài trời trên những thảm cỏ xanh mướt. Tất cả những điều này không phải trường học nào cũng có được”, Hà Trang chia sẻ với SBS.
“Ngôi nhà ảnh hưởng rất nhiều đến một con người. Con sẽ có một cái nhìn thư thái, một cách sống không quá vội vã, một thói quen chăm chỉ nhưng biết kết hợp hưởng thụ và có những định nghĩa về giá trị ngôi nhà khác hơn nhiều nếu chỉ nhìn thấy sự ồn ào, tấp nập, vội vã, xô bồ của cuộc sống hiện đại.Chia sẻ quan điểm sống của mình, Hà Trang cho rằng thời đại hôm nay đã khác với xã hội xưa, do đó việc dạy con biết cân bằng giữa lao động - hưởng thụ và sống có phong cách cũng là điều rất quan trọng.
"Mình thật sự mong con sẽ lớn lên không mang đậm sự ki cóp truyền thống của người Á Đông. Lao động để phục vụ hôm nay chứ không phải cho ngày mai. Sống không phải chỉ là tồn tại mà còn là phong cách”.