Con số người vô gia cư do bạo hành gia đình gia tăng hàng năm

A homeless woman holding a sign saying she is a victim of domestic violence asks for money on the street in Sydney, Monday, July 9, 2018. (AAP Image/Mick Tsikas) NO ARCHIVING

A homeless woman in Sydney Source: AAP

Một phúc trình mới tìm thấy một số người tìm đến dịch vụ vô gia cư sau khi họ trải qua những kinh nghiệm về bạo hành gia đình vốn gia tăng hàng năm.


Phúc trình tìm thấy một số trường hợp diễn ra tại các tiểu bang trên toàn quốc Úc.

Sau nhiều năm chịu đựng cảnh bạo hành trong gia đình dưới tay của người sống chung một cách không thương tiếc, Shiralee Martins cho biết cô không còn chịu đựng được nữa.

Cô đã trốn đi từ một cộng đồng Thổ dân tại lãnh thổ Bắc Úc và hướng về Sydney, nơi cô hy vọng sẽ có cuộc sống khá hơn.

Khi đến nơi, cô cho biết chẳng tìm thấy những khó khăn vơi bớt chút nào.

“Tôi chỉ muốn ra khỏi nơi đó, tôi nhìn ngoái lại như không bao giờ trở lại".

"Quả là hết sức sợ hãi và khủng khiếp, như tôi chưa bao giờ lo sợ đến như vậy trong đời".

"Tôi giống như thực sự nghĩ đến chuyện tự tử và những thứ như vậy, vì chẳng còn có nơi nào để đi đến cả”, Shiralee Martins.

Phúc trình có tên là ‘Ra Khỏi Bóng Tối’ của tổ chức Mission Australia cho thấy, những kinh nghiệm của cô Martins không phải là duy nhất.

Phúc trình cho thấy 42 phần trăm những người tìm đến sự trợ giúp từ dịch vụ vô gia cư trong năm tài chính vừa qua, đã trải qua những vụ bạo hành trong gia đình.

Cô Martins cho biết, cô liên lạc với cảnh sát tại cộng đồng ở lãnh thổ Bắc Úc, khi người sống chung bạo hành thế nhưng vụ đánh đập vẫn tíêp diễn, cô không thể tìm được trợ giúp nào và ngay cả cảnh sát cũng ngưng việc giúp đỡ cho cô.

“Tất cả chuyện đó xảy ra tại căn hộ của mẹ tôi, đôi khi tôi muốn khoá cửa để anh ta không thể đến, thế nhưng rồi anh ta luôn luôn trở lại, cảnh sát cũng không giúp được gì cho tôi".

"Họ gọi tôi là một kẻ nói dối và những từ tương tự như vậy. Họ nói tôi không thể gọi cho họ mỗi lần anh ta bạo động, thế nhưng tôi nghĩ đó là công việc của cảnh sát".

"Tôi chẳng biết gì hơn, là bị kẹt trong chuyện nầy”, Shiralee Martins.

Khi cô nầy đến Sydney vào tháng chạp năm 2017, cô tìm cách ở chung với người cha, thế nhưng cuối cùng cô buộc phải ra đi chỉ vì sự nghiện rượu và bạo hành của người cha.

Sau đó, cô đến ở với một số bạn và thân nhân thế nhưng lại tìm thấy cô không thể thư giản trong những môi trường không an ninh chút nào

Cuối cùng, cô liên lạc với dịch vụ vô gia cư và nay tìm được một căn phòng trong trung tâm cứu hộ những phụ nữ bị bạo hành.

Thế nhưng nhiều người khác không được may mắn như vậy.

Theo tổ chức Mission Australia, con số những người tìm đến dịch vụ vô gia cư sau khi đã trải qua các vụ bạo hành trong gia đình hiện gia tăng với mức độ trung bình là 9 phần trăm mỗi năm.

Giám đốc Mission Australia là ông James Toomey nói rằng, khó khăn là các dịch vụ vô gia cư gần như hết khả năng và cần có thêm tài nguyên nữa.

Một thông cáo từ ông nầy cho biết, để hoạt động hướng đến một sự thay đổi thực sự và lâu dài, thì sự tàn ác dã man cũng như tính chất thực tế của khó khăn nầy phải được biết đến.

“Mọi người đều có quyền có một ngôi nhà an toàn và bảo đảm an ninh".

"Mặc dù có ít hy vọng trong việc đề cập đến vấn đề vô gia cư, nếu không có đủ các ngôi nhà xã hội hay thích hợp túi tiền cho các cá nhân và gia đình, để xây dựng một cuộc sống ổn định, nhằm tránh xa những vụ bạo hành trong gia đình”, James Toomey.
"Chúng tôi biết rõ về các nhu cầu nầy, nên được các chính phủ và cộng đồng tìm cách chấm dứt tình trạng vô gia cư, cũng như những gì mà chúng tôi cần đến, để chấm dứt nạn bạo hành trong gia đình nữa”, Renata Field.
Các dữ kiện cho thấy phụ nữ Thổ dân như cô Martins dường như có nhiều kinh nghiệm về bạo hành gia đình hơn những phụ nữ thuộc nguồn gốc sắc tộc khác.

Trong năm 2017 đến 2018, cứ 4 người Thổ dân tìm sự trợ giúp thì có một người là do tình trạng bạo hành trong gia đình, với phụ nữ Thổ dân gấp 32 lần phải nhập viện do nạn bạo hành gia đình.

Cô Martins cho biết cô muốn chắc chắn rằng mọi người thuộc cộng đồng của cô hiểu biết rằng, họ có thể tìm được sự trợ giúp.

“Họ tử tế trong việc chấp nhận những chuyện bạo hành trong gia đình, họ cũng có lòng tốt trong việc nghĩ rằng đó là những chuyện bình thường trong mọi thứ câu chuyện".

"Thông điệp của tôi là, nếu nó đến những người biết tôi hay bất cứ ai khác, tôi hy vọng điều nầy sẽ cho họ một ý tưởng là họ có thể được tự do, hay họ có thể có một cuộc sống xứng đáng, sau những thăng trầm trong cuộc đời”, Shiralee Martins.

Phúc trình của Mission Australia cũng tiết lộ rằng, các phụ nữ từ nguồn gốc tỵ nạn hay di dân, gặp nhiều trở ngại thêm nữa khi tìm kiếm sự giúp đỡ.

Những cấm kỵ về mặt văn hóa và sự hỗ thẹn cùng với bạo hành gia đình, sự cô lập trong cộng đồng, sự kiện không nói được tiếng Anh và việc thiếu hiểu biết về luật pháp Úc, là những cản trở trong việc tìm kiếm sự trợ giúp.

Phúc trình nói rằng, một số loại visa giới hạn việc tiếp cận của phụ nữ trong vấn đề gia cư, nhân dụng, an sinh xã hội, chăm sóc y tế, giữ trẻ và giáo dục, cùng việc phụ thuộc vào nam giới trong đó cần có việc bảo trợ.

Mission Australia muốn thấy những điều nói trên được thay đổi và nói rằng, sự hỗ trợ nên có sẵn cho mọi phụ nữ, bất chấp nguồn gốc di dân của họ.

Các dữ kiện từ Văn phòng Thống kê Úc châu cho thấy, có 16 phần trăm phụ nữ Úc đã trải qua nạn bạo hành từ người sống chung sau tuổi 15.

Trong khi đối với nam giới, có 5,9 phần trăm trải qua vụ bạo hành từ người sống chung, sau cùng hạn tuổi.

Nữ phát ngôn nhân về Bạo hành Gia đình tại New South Wales là bà Renata Field nói rằng, phụ nữ là nạn nhân trong hầu hết các trường hợp.

“Không may nạn bạo hành trong gia đình, là yếu tố gây nguy hiểm lớn lao nhất dẫn đến tử vong, tàn tật và bệnh tật cho người phụ nữ ở tuổi sinh nở".

"Hậu quả của nạn bạo hành gia đình không chỉ trong ngắn hạn, mà có thể kéo dài cả đời".

'Nhiều phụ nữ nói chuyện với chúng tôi, đã trải qua 15, 20 rồi 30 năm, phải chu đựng với các hậu quả của nạn bạo hành”, Renata Field.

Bà cho biết, bạo hành trong gia đình rõ ràng có dính líu đến sự gia tăng trong việc vô gia cư.

“Không may đó là một trong các nguyên nhân hàng đầu, dẫn đến tình trạng vô gia cư của người phụ nữ".

"Chúng tôi biết rõ về các nhu cầu nầy, nên được các chính phủ và cộng đồng tìm cách chấm dứt tình trạng vô gia cư, cũng như những gì mà chúng tôi cần đến, để chấm dứt nạn bạo hành trong gia đình nữa”, Renata Field.

Nếu quí vị biết có ai đó bị tấn công tình dục hay bạo hành trong gia đình, hãy gọi số 1800RESPECT hay 1800 737 732 hay vào trang mạng 1800RESPECT.org.au
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share