Bắc Hàn đe dọa tấn công nước Úc

Missiles are paraded across Kim Il Sung Square during a military parade in Pyongyang

Hỏa tiễn đạn đạo trong cuộc diễn hành ở Bình Nhưỡng. Source: AP Photo

Ngoại trưởng Julie Bishop đã lên tiếng đáp trả sau khi Bắc Hàn đe dọa sẽ có phản ứng đối phó bằng vũ khí hạt nhân nếu Úc tiếp tục ủng hộ chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ.


Ngoại trưởng Julie Bishop đã lên tiếng, bà nói mối đe dọa từ phía Bắc Hàn về việc thực hiện tấn công hạt nhân vào các quốc gia khác đã buộc Úc cần có biện pháp chế tài nhằm ngăn chặn chương trình hạt nhân và hỏa tiễn đạn đạo.

Phát ngôn nhân của Ngoại trưởng Bắc Hàn đã được cho là đã có lời buộc tội bà Bishop, gọi những tuyên bố của bà là những ‘phát ngôn rác rưởi’, một nước Úc mù quáng và ích kỷ theo gót Hoa Kỳ.

Cũng theo báo cáo, phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao Bắc Hàn cũng cho rằng bà Bishop lẽ ra nên cân nhắc kỹ lưỡng về những hậu quả sau những phát ngôn thiếu suy nghĩ của bà.

Sau những lời đe dọa từ phía Bắc Hàn, nghị sĩ đảng Quốc gia Bridget McKenzie trả lời phỏng vấn Sky News nói rằng, tuyên bố của Bắc Hàn đã cho mọi người thấy vì sao cần phải có những biện pháp chế tài này.

“Tôi cho rằng đó là lý do tại sao chúng ta phải sát cánh cùng Hoa Kỳ trong vấn đề giải quyết an ninh và ổn đinh quanh khu vực. Bắc Hàn cần dừng hoàn toàn việc phát triển chương trình hạt nhân và hỏa tiễn đạn đạo, và có thể dùng số tiền chi cho quân sự đó để mà cải thiện đời sống nghèo khổ của người dân giúp họ có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Tôi nghĩ là Trung Quốc cũng giữ một ví trí rất quan trọng trong vấn đề này nhưng chúng tôi sẽ sát cánh cùng Hoa Kỳ.”
"Bắc Hàn nên dùng số tiền chi cho quân sự đó để mà cải thiện đời sống nghèo khổ của người dân giúp họ có một cuộc sống tốt đẹp hơn," Bridget McKenzie.
Phát ngôn nhân về Quốc phòng của Lao động Richard Marles thì cho rằng, tuyên bố cuối cùng của Bắc Hàn là vấn đề gây quan ngại nghiêm trọng.

Nhưng khi trả lời phỏng vấn Sky News, ông nói điều đó không gây ngạc nhiên

“Chúng ta vẫn thường thấy những lời lẽ như vậy từ Bắc Hàn, giờ đây họ đe dọa Úc nhưng suốt 24 giờ trước thì họ lên tiếng đe dọa Hoa Kỳ. Đồng thời trước đây cũng có những lời đe dọa ngầm từ phía Bắc Hàn nhắm vào Trung Quốc. Cho nên những lời đe dọa này chỉ là cách ứng xử thông thường mà chúng ta vẫn nghe được từ chế độ này.”

Ông Marles nói ông không tin cuộc xung đột tại bán đảo Triều Tiên là kết quả từ lập trường của Hoa Kỳ đối với Bắc Hàn.

Theo ông, Bình Nhưỡng đã từng có những lời đe dọa tương tự đối với các quốc gia khác, thậm chí có cả đe dọa ngầm nhằm vào Trung Quốc.

“Trung Quốc đang nói nếu chúng ta tiến tới thỏa thuận với Bắc Hàn, thì sẽ phải là Trung Quốc, Hoa Kỳ và toàn bộ những quốc gia đang phải xử lý vấn đề với Bắc Hàn. Về việc này, Trung Quốc hoàn toàn đúng, vì thế tôi thực sự cho rằng sẽ có rất nhiều kết quả tích cực theo cách mà cả thế giới này đang phản ứng lại Bắc Hàn. Nhưng chuyện này cần phải xảy ra vì việc quốc gia này đang tìm kiếm giải pháp quân sự hóa bằng hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa cùng với chiến tranh hạt nhân là một ý tưởng rất đáng lo ngại.”

Mối đe dọa về hạt nhân của Bắc Hàn cũng là chủ đề xuyên suốt trong buổi hội đàm giữa Thủ tướng Malcolm Turnbull và Phó tổng thống Mike Pence trong chuyến viếng thăm của ông này.

Phó thủ tướng Mike Pence đã đề cao ông Turnbull về việc công khai kêu gọi Trung Quốc gây thêm áp lực với Bắc Hàn.

Cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Úc, Jeffrey Bleich, nói rằng, Úc không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải tham gia cùng tháo gỡ tình hình căng thẳng ở Bắc Hàn.
“Một số hỏa tiễn đạn đạo vẫn có khả năng tiến tới phần phía bắc nước Úc. Cho nên điều này rõ ràng ảnh hưởng đến vấn đề an ninh của Úc và việc phải tham gia cùng Hoa Kỳ là điều rất quan trọng," Jeffrey Bleich.
Trả lời phỏng vấn Sky News, ông Bleich cho rằng Trung Quốc là quốc gia duy nhất có mối tương quan sức mạnh với Bắc Hàn, nhưng dù vậy thì Úc vẫn có một vai trò trong chuyện này.

“Một số hỏa tiễn đạn đạo vẫn có khả năng tiến tới phần phía bắc nước Úc. Cho nên điều này rõ ràng ảnh hưởng đến vấn đề an ninh của Úc và việc phải tham gia cùng Hoa Kỳ là điều rất quan trọng.

"Chúng tôi là đồng minh của Nam Hàn, chúng tôi đã cam kết phải bảo vệ Nam Hàn. Còn đối với Trung Quốc, họ thực sự có mối quan ngại về một Bắc Hàn đầy đe dọa và hay thay đổi, điều này đòi hỏi chúng tôi phải áp dụng hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD, đặt những hệ thống chống tên lửa đạn đạo nhằm ngay vào biên giới Trung Quốc.”

Cuộc thử nghiệm tên lửa gần đây của Bắc Hàn đã thất bại, nhưng năm ngoái, nước này đã cho tiến hành hai vụ nổ thử nghiệm vũ khí hạt nhân và 24 đợt thử nghiệm tên lửa đạn đạo.


Share