“Tôi không nghĩ giá sữa hiện yêu cầu quá nhiều, do các ngành kỹ nghệ khác trên nước Úc ngày càng nhận được ít nguyên liệu hơn so với 20 năm trước".
"Tôi không thể nêu tên ở đây và không nghĩ bất cứ ai khác có thể chỉ ra một ngành nào đó, quả là hết sức buồn cười”, Joe Bradley.
Đó là lời của ông Joe Bradley, một nông gia sản xuất sữa tỏ vẻ chán chường, khi bước trên mảnh đất khô cằn của nông trại nuôi bò sữa ở phía bắc Brisbane.
Nhiệt độ là 35 độ bách phân và chẳng có mưa trong nhiều tháng qua.
Là nông dân thuộc thế hệ thứ tư trong ngành sản xuất sữa, với kinh nghiệm trong 50 năm qua, ông chứng kiến nhiều sự kiện sụp đổ trước mắt.
“Quả là khủng khiếp, bạn có thể tự mình thấy được chuyện nầy, khi họ bỏ nghề và chuyện nầy chẳng tốt chút nào".
"Tôi từng chứng kiến các nông gia cảm thấy họ bị thua thiệt, vì người cha họ đã làm nghề nầy, rồi đời ông cũng làm nghề tương tự, thế nhưng họ chẳng có thể sống nỗi".
"Đó chẳng phải là thất bại do họ làm ra, mà đó chính là cái hệ thống chết tiệt nầy, như tôi nói, chúng tôi hưởng giá sữa thấp hơn hồi 20 năm trước”, Joe Bradley.
Ông cho biết cộng với tình trạng hạn hán tàn phá tại Queensland, giá sữa thấp cũng khiến cho các nông gia sống trong nghề nầy khó mà tồn tại.
Hơn ¾ nông dân nuôi bò sữa trong tiểu bang đã bỏ nghề kể từ năm 2000.
Chuyện nầy gây thiệt hại lớn lao không chỉ cho nền kinh tế, mà cả sức khỏe tâm thần của người nông dân.
“Chuyện nầy chẳng được ghi chép nhiều vào hồ sơ, trường hợp các vụ tự tử trong ngành sản xuất sữa trên khắp nước Úc, là lớn hơn mức độ quí vị có thể tin được".
"Hãy tin tôi đi, đó quả là hết sức khủng khiếp và tôi cảm nhận ngay chính tôi".
"Tôi đã từng xuống tinh thần nhiều lúc, cũng như đã từng thức giấc vào sáng sớm và tự hỏi, làm cái quái quỉ gì để trả tiền mua lương thực cho các con bò cái, làm sao tôi có thể đi qua hết được một ngày".
"Quả là hết sức khó khăn”, Joe Bradley.
Thế nhưng ông Bradley là người vẫn chưa bỏ cuộc.
Đứng trước ống kính, không phải là chuyện nhiều người thường thấy ông làm việc.
Trong một ngày bình thường, ông ra ngoài trông nom các con bò cái và theo dõi việc sản xuất sữa, thế nhưng hôm nay ông lại xuất hiện trước ống kính của máy quay phim.
Ông và một nhóm các nông gia sản xuất sữa, hiện phát động chiến dịch Fair Go, vốn là một sáng kiến được tiểu bang tài trợ, nhằm giúp cho người tiêu thụ nhận rõ thương hiệu, để trả cho các nông dân một giá công bằng.
“Đó là giọt nước cuối cùng làm đầy ly đối với chúng tôi, nếu chuyện nầy thất bại do nạn hạn hán đã hết sức khủng khiếp, thì đó quả là một cú sốc mạnh mẽ hơn".
"Thế nhưng như ngạn ngữ có câu, ‘đó là cọng rơm làm gãy lưng con lạc đà’ tức là đến một thời điểm không cònchịu đựng nổi".
"Chúng tôi đã tuyệt vọng trước mắt và nạn hạn hán nầy quả là một tên sát nhân chính hiệu”, Joe Bradley.
Chiến dịch Fair Go sẽ hoạt động như sau.
Nếu một nhãn hiệu sữa có thể chứng tỏ đã trả cho nông dân mỗi lít sữa là 73 xu, giá nầy được xem là một giá công bằng và có thể sống còn, họ có thể dán một nhãn hiệu đặc biệt lên trên chai sữa.
Hiệp hội Nông dân Sản xuất Sữa Queensland đứng sau chiến dịch cho biết, họ trao quyền cho người tiêu thụ để họ biết được, nhãn hiệu nào trả cho nông dân với mức độ giá cả xứng đáng.
“Cảm ơn nước Úc đã hỗ trợ cho các nông gia sản xuất sữa của chúng ta”, Geritz girls.
Phó chủ tịch Matthew Trace cho biết, các nông dân hiện thời chỉ nhận được từ 67 đến 69 xu mỗi lít sữa, thì 73 xu mỗi lít là một khởi điểm tôt đẹp.
“Chiến dịch nầy nhằm nâng cao nhận thức cho người tiêu thụ, khi họ muốn làm một điều đúng và giúp cho ngành sữa có thể sống được, tại Queensland".
"Đây là một cái giá mà chúng tôi đạt được qua một tiến trình chính thức, tức là có một mức giá có thể chịu đựng nổi, để các nông gia có thể trả mọi chi phí và vẫn còn chút ít cho họ vào cuối ngày, hầu chăm sóc gia đình”, Matthew Trace.
Chiến dịch bắt đầu tại Queensland vào đầu tháng 3 sắp tới, thế nhưng ông Trace nói rằng cũng có các kế hoạch nhằm tung lên toàn quốc vào cuối năm.
“Cũng có những quyền lợi như vậy tại các tiểu bang khác, đặc biệt từ New South Wales, thế nhưng cũng là quyền lợi cho các tiểu bang khác nữa".
"Vì vậy tôi nghĩ, người tiêu thụ vui lòng giúp đỡ chúng tôi sống còn, số thương vụ gia tăng, qua việc nhìn nhận khẫu hiệu Fair Go".
"Chúng ta hãy tiến hành việc nầy, để người tiêu thụ có thể làm một công việc đúng đắn, đó là muốn giúp nhưng không biết làm cách nào”, Matthew Trace.
Ông cho biết Hiệp hội của ông đã liên lạc với các hãng sữa lớn nhỏ và mời họ tham gia chiến dịch.
Trong khi ưu tiên đầu tiên của họ mà họ gọi là ‘sữa trắng’, tức là sữa được đóng chai, thì sau đó bất cứ sản phẩm sữa nào mà nhãn hiệu đạt được tiêu chuẩn, có thể sử dụng logo đó.
Một số hãng sữa đã hứa hẹn hậu thuẩn cho chiến dịch Fair Go và gia tăng mức trả giá sữa cho nông dân lên 73 xu mỗi lít.
Quản lý thương hiệu Maleny Dairies, bà Misty Bland cho biết người tiêu thụ được yêu cầu một số điều như sau.
“Chúng tôi nhận được các đáp ứng nồng nhiệt, qua các diễn đàn của trang mạng xã hội. Người tiêu thụ cho thấy sự biết ơn về những gì chúng tôi mang lại cho các nông gia, cũng như biết ơn biết bao với công việc khó nhọc của họ”, Misty Bland.
Còn ông Gary Rozynski là nông gia trong ngành sản xuất sữa đến đời thứ ba, cũng tham gia chiến dịch.
Ông hiểu rằng mọi người muốn giúp đỡ, nhưng họ chẳng biết là, thế nào để hỗ trợ cho các nông gia.
“Khi họ đi mua sắm tại các cửa hiệu, câu chuyện tôi nghe được là, có đến 15 loại sữa khác nhau và không biết loại nào để mua".
"Quí vị có thể cho họ biết hôm nay và đó là một loại khác ngày mai, thế nhưng có nhãn hiệu Fair Go trên chai sữa, họ biết đó là một mức giá có thể giúp cho nông gia sống còn được”, Gary Rozynski.
Ông cho biết, giá 73 xu mỗi lít sữa trong tình trạng khí hậu hiện tại thực sự là không đủ, thế nhưng nó vẫn tốt hơn là chẳng có gì.
“Một lít sữa giá 73 xu, có lẽ là không đủ trong điều kiện chúng tôi bị hạn hán và phải trả tiền cho nguyên liệu với giá rất cao, cũng như như chi phí dẫn thủy nhập điền nữa".
"Thế nhưng chúng tôi phải bắt đầu từ một mức giá có thể tồn tại được, vì vậy chúng tôi sẽ bắt đầu từ một mức giá mà hy vọng công chúng sẽ ủng hộ chuyện nầy”, Gary Rozynski.
Cùng hai ông Bradley và Rozynski trong việc phát động chiến dịch là 3 cô con gái khác biệt nhau chút ít, là con gái của các nông gia sản xuất sữa.
“Chúng tôi là con gái của gia đình Geritz và chúng tôi muốn gia đình chúng tôi được đối xử công bằng”.
Mia 8 tuổi, Harper 10 và Amber Geritz 12 tuổi, cùng tham gia chiến dịch hầu giúp cho nông trại sữa của gia đình có thể sống được.
“Do chúng tôi đang trong cơn hạn hán, trời rất nóng bức và chúng tôi đáng được hưởng giá sữa như vậy”.
“Mọi thứ đều đắt đỏ hiện nay và họ cần phải trả để nuôi sống các con bò sữa”.
“Và bởi vì chúng tôi đã làm việc quá cực nhọc”.
Là thế hệ sắp tới của các nông gia sản xuất sữa trong tương lai, 3 cô gái cho biết họ cảm ơn sự giúp đỡ của mọi người.
“Cảm ơn nước Úc đã hỗ trợ cho các nông gia sản xuất sữa của chúng ta”, Geritz girls.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại