Nick Champion MP: 'Hãy quốc hữu hóa Cảng Darwin'

Local MP Nick Champion speaks to the media during a visit to the new Wingate Dam at Gawler in Adelaide, Wednesday, July 12, 2017. (AAP Image/David Mariuz) NO ARCHIVING

South Australian MP Nick Champion wants the government to consider buying back the Darwin Port. Source: AAP

Một dân biểu liên bang của Lao Động thúc giục hãy hũy hợp đồng cho Trung Quốc thuê cảng Darwin Port và quốc hữu hóa nơi này bởi vì một vị trí chiến lược của không thể nằm trong tay ngoại quốc.


Cuối năm 2015 cả nước đã sửng sốt khi hay tin chính phủ Lãnh thổ Bắc Úc cho một công ty của Trung Quốc thuê Cảng Darwin có vị trí chiến lược trong 99 năm.

Bốn năm trôi qua trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng tìm nhiều cách để gia tăng ảnh hưởng trong khi vực Á Châu Thái Bình Dương, trong đó có các đảo quốc láng giềng của Úc, khiến càng lúc người Úc càng cảm thấy bất an.

Nhưng hũy bỏ hợp đồng cho thuê Cảng Darwin không phải là chuyện đơn giản vì dĩ nhiên phải bồi thường một số tiền lớn, mặc dù chính phủ Lãnh thổ Bắc Úc cho thuê với giá chỉ có $506 triệu đôla, và cũng đã xài hết số tiền đó trong 4 năm qua.

Nay Phó Chủ tịch Ủy ban Ngoại vụ, Quốc phòng và Thương mại của quốc hội, dân biểu Lao Động Nam Úc Nick Champion đề nghị chính phủ hãy bỏ tiền ra quốc hữu hóa Cảng Darwin để chấm dứt quyền sở hữu của Trung Quốc.

"Đó là một cảng vô cùng quan trọng bởi vì chúng ta có nhiều căn cứ quân sự quan trọng ở Lãnh thổ Bắc Úc và chúng ta rất coi trọng đến nơi đó. Cảng Darwin là một căn cứ quan trọng của Úc trong qúa khứ cũng như trong tương lai."

"Một vị trí có tầm quan trọng chiến lược như vậy không thể nằm trong tay ngoại quốc," ông Champion nói. 

Dân biểu Lao Động này lên tiếng khi Trung Quốc ngày càng củng cố sức mạnh quân sự trong khu vực Á Châu Thái Bình Dương.

Đây cũng là đề tài được đem ra thảo luận khi các Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng của Úc và Mỹ gặp nhau ngày 4/8 ở Sydney.

Ông Champion nói vào lúc đó khi cho Trung Quốc thuê cảng Darwin, giới hữu trách đã không cân nhắc đến nơi đến chốn quyền lợi của quốc gia.

Đài ABC đã nói chuyện với các dân biểu khác và họ cũng chia sẻ quan ngại của ông Champion, nhưng lo ngại lấy lại cảng Darwin có thể làm mất lòng Trung Quốc.

Ngoại trưởng Úc bà Maris Payne nhấn mạnh đến quyết tâm của Canberra duy trì quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc.

"Tôi không biết quan hệ song phương nào trên thế giới này hoàn hảo đến độ hai nước không có những bất đồng. Điều rất quan trọng là chúng ta giải quyết những bất đồng đó nhưng thế nào. Chúng tôi đều muốn có quan hệ tốt."

"Không nước nào muốn có sự cạnh tranh hay thù nghịch trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Vì vậy chúng tôi làm việc gần gũi với các đối tác chính và với đồng minh chính của chúng ta là Mỹ, và đối tác chính của chúng ta là Trung Quốc cho mục tiêu ổn định, an ninh và thịnh vượng trong khu vực."

Nhưng Dân biểu Champion không nghĩ quốc hữu hóa cảng Darwin sẽ làm mất lòng đối tác thương mại lớn nhất của Úc là Trung Quốc.   

"Chưa bao giờ chúng ta ở trong môi trường chiến lược bất định như hiện nay cho nên chúng ta cần phải thận trọng và nghĩ cho tương lai và tôi nghĩ để làm vậy cách hay nhất là quốc hữu hóa cảng Darwin.”
Một số chuyên gia quốc phòng tuy vậy nghĩ rằng thay vì bỏ tiền ra để mua lại cảng Darwin, chính phủ có thể xây một cảng chiến lược mới trên miền bắc của Úc.

Hồi tháng sáu, đài ABC tường thuật rằng chính phủ đang lên kế hoạch cho một cảng hiện đại gần Darwin, vốn sau này có thể hỗ trợ tốt hơn cho các lực lượng thủy quân lục chiến của Mỹ hoạt động ở Á Châu Thái Bình Dương. Bộ quốc phòng Úc đã liên tục bác bỏ tin này.

Nhưng trước tin mà thủ tướng Hun Sen của Campuchia đã bác bỏ, là nước ông cho Trung Quốc thuê một phần của căn cứ hải quân chiến lược Ream, chắc hẳn Úc và các đồng minh cần nghĩ lại.

Hồi đầu năm nay Úc đã đồng ý cho Mỹ thường xuyên gởi thêm binh sĩ qua Darwin cho mục đích huấn luyện.

Bộ Quốc phòng Úc đã bỏ ra gần 500 triệu đôla để nâng cấp trại lính ở Larrkeyah, và hai căn cứ không quân Darwin và Tindal, gần Katherine.
Darwin East Arm Wharf
East Arm Wharf, Darwin Port Source: AAP

Share