Hội Đồng Dich Vụ Xã Hội Úc và các nhóm cộng đồng khác, đã sử dụng một diễn đàn trực tuyến để đề ra các chính sách mà họ cho biết, sẽ giảm bớt nạn nghèo khó và cải thiện sự công bình trên khắp nước Úc.
Điểm quan trọng trong đó là chính phủ liên bang sắp tới, sẽ luôn luôn nâng cao mức độ của Jobseeker và các hỗ trợ lợi tức khác như phụ cấp cho giới thanh thiếu niên, ít nhất là 70 đô la mỗi ngày.
Người đứng đầu Hội Đồng Dịch Vụ Xã Hội là tiến sĩ Cassandra Goldie cho biết, việc nầy sẽ tạo ra sự chuyển biến xã hội.
“Có sự đồng thuận lớn lao trong các khu vực xã hội về nhu cầu cần điều chỉnh việc hỗ trợ lợi tức cho thích hợp, đặc biệt đối với những người tìm việc Jobseeker, được xem là nguyên nhân chính yếu cho sự nghèo khó, trong số những người như cha mẹ đơn thân, các cụ bà cao tuổi và những người khuyết tật”, Cassandra Goldie .
Được biết trợ cấp của JobSeeker hiện là khoảng 46 đô la một ngày.
Chính phủ Liên đảng đã tăng khoản thanh toán vào tháng 2 năm ngoái khoảng 50 đô la mỗi hai tuần, sau khi thu lại trợ cấp bổ sung Coronavirus, biện pháp đã tạm thời đưa hàng ngàn người Úc thoát khỏi đói nghèo, thế nhưng không có dấu hiệu nào về kế hoạch tăng thêm.
Được Tiến sĩ Goldie hỏi quan điểm của Lao động về việc tăng khoản thanh toán là gì, phụ tá phát ngôn viên đối lập về Ngân khố là Tiến sĩ Andrew Leigh tiết lộ, đảng Lao động không có kế hoạch dỡ bỏ, nếu Lao động giành được chính quyền.
Ông cũng cho biết, đảng Lao Động đã từ bỏ một chính sách mà cuộc bầu cử năm 2019 đã thực hiện, để tổ chức một cuộc đánh giá độc lập về tỷ lệ này.
“Chúng ta không cam kết một sự gia tăng thêm nữa, tôi biết rằng sự gia tăng đã diễn ra, đó là một mức tăng khiêm tốn đã được đề ra".
"Thế nhưng chắc chắn là sống với lợi tức của JobSeeker, là một thách thức lớn lao".
'Không còn nghi ngờ gì về điều đó và đây là một về những lý do khiến chúng tôi cần bảo đảm rằng, chúng tôi cũng đang suy nghĩ về các lãnh vực như hỗ trợ tiền thuê nhà và sự phù hợp của nhà ở xã hội, đó là toàn bộ các biện pháp trợ giúp”, Andrew Leigh.
Trong khi đó Lao động hứa hẹn sẽ tăng nguồn cung cấp nhà ở xã hội, cũng như nhà ở giá cả phải chăng và thêm 30 ngàn nhà ở trong vòng 5 năm.
Thế nhưng điều đó không đạt được những gì các nhóm khu vực cộng đồng đang kêu gọi, để giải quyết thỏa đáng cuộc khủng hoảng nhà ở.
Còn chính sách nhà ở mà Liên đảng đưa ra tranh cử cho đến nay, vẫn tập trung vào việc giúp người dân mua nhà ở.
Nhóm vận động Everybody's Home đang kêu gọi, chính phủ sắp tới cam kết xây dựng 25 ngàn nhà ở xã hội mỗi năm với sự hợp tác của các tiểu bang và vùng lãnh thổ, tăng khoản thanh toán Hỗ trợ Thuê nhà lên 50% và cam kết có kế hoạch chấm dứt tình trạng vô gia cư vào năm 2035.
Nữ phát ngôn nhân Kate Colvin cho biết, trong khi khả năng chi trả cho thuê ngày càng trở nên tồi tệ hơn trong vài năm qua, giá cả đã tăng nhiều nhất đối với những người có thu nhập thấp.
“Thực tế là chúng ta có giá thuê đang tăng nhanh hơn nhiều so với mức lương thấp và đặc biệt là giá thuê rẻ hơn, ở cuối thị trường cho thuê".
"Những người phát triển việc xây dựng và cung cấp dịch vụ cho thuê giá rẻ vào thị trường sẽ không có lợi hơn nữa, điều đó có nghĩa là không có đủ dịch vụ cho thuê giá rẻ trên thị trường và sự cạnh tranh thực sự khốc liệt, đối với các dịch vụ cho thuê giá rẻ".
"Tất nhiên sau đó có nghĩa là, giá của chúng gia tăng và chi phí trở nên thấp hơn so với trước đây”, Kate Colvin.
Trong khi đó quyền tự quyết cho người Thổ dân và Cư dân trên eo biển Torres là một lãnh vực quan trọng khác, mà các nhóm cộng đồng đang yêu cầu cải thiện.
Nếu Lao động thắng cuộc bầu cử, họ cam kết tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về Tiếng nói bản xứ đối với Quốc Hội trong nhiệm kỳ chính phủ đầu tiên của mình, tham khảo ý kiến của những người Thổ Dân về thời gian và chi tiết của cuộc thăm dò ý kiến.
Mặc dù Liên đảng cũng cam kết công nhận người Thổ dân và Cư dân trên eo biển Torres trong Hiến pháp, nhưng vẫn chưa ấn định ngày tháng nào.
Tuyên bố của Uluru từ giới lãnh đạo Heart nói rằng, một cuộc trưng cầu dân ý nên được tổ chức vào một trong hai ngày quan trọng, đối với những người Thổ Dân, đó là ngày 27 tháng 5 năm 2023 hoặc ngày 27 tháng 1 năm 2024.
Giáo sư Megan Davis thuộc bộ tộc Cobble Cobble, đồng chủ tọa của Đối thoại Uluru.
“Vấn đề thực sự rõ ràng đối với chúng ta và đó là chúng tôi không phải bàn, khi luật pháp và chính sách được đưa ra về cộng đồng, đối với cuộc sống của chúng tôi".
"Đó là điểm thực sự căn bản, mà người Úc đang gắn kết và có được trong 5 năm qua".
"Ví dụ gần đây nhất về việc này, là chuyện phổ biến vắc xin, một chuyện mà không ai trong bộ máy hành chính của Khối thịnh vượng chung hoặc tiểu bang và vùng lãnh thổ, nghĩ trong một giây rằng, bạn cần một người Thổ Dân có mặt tại bàn để thảo luận, sau khi chính sách Thu hẹp Khoảng Cách lần thứ hai đã được thương lượng”, Megan Davis.
"Hàng chục ngàn người đang xin tị nạn ở Úc, bị ngăn cản từ các hỗ trợ xã hội chính thống như Centrelink, hỗ trợ nhà ở và đoàn tụ gia đình, với một số bị hạn chế tiếp cận Medicare và được quyền làm việc”, Ogy Simic.
Còn bà Sophie Trevitt là Giám đốc điều hành của tổ chức tư pháp có tên là ‘Change the Record’ do người Thổ Dân đứng đầu.
Bà nói rằng, việc giải quyết các nguyên nhân gây bất lợi có hệ thống, giữa các cộng đồng Thổ dân và Cư dân trên eo biển Torres, cũng cần là ưu tiên của chính phủ tiếp theo.
“Đó là những thứ như nhà ở xứng đáng, giá cả phải chăng, các khoản chi trả an sinh xã hội trên mức nghèo khổ, các dịch vụ pháp lý và phòng chống bạo lực gia đình của người Thổ Dân, được tài trợ đầy đủ và các biện pháp cụ thể chung quanh cải cách công lý và những trường hợp tử vong sau khi bị giam giữ".
"Những gì chúng tôi đã thấy từ ngân sách là không có lãnh vực nào trong số những biện pháp chính yếu này, được giải quyết theo bất kỳ cách nào có ý nghĩa, Sophie Trevitt.
Trong khi những người tị nạn và người xin tị nạn không đủ điều kiện để bỏ phiếu, những người có điều kiện có thể được khuyến cáo xem xét hoàn cảnh của họ tại địa điểm bỏ phiếu.
Giám đốc Vận động chính sách tại Trung tâm Tài nguyên Người xin tị nạn là ông Ogy Simic cho biết, có bốn lãnh vực trọng tâm trong chính sách chính yếu của tổ chức là: bảo vệ, tự do, an toàn và nhân đạo.
“Mọi người ở Úc nên được tiếp cận với mạng lưới an toàn và hỗ trợ xã hội chính mạch".
"Thế nhưng hàng chục ngàn người đang xin tị nạn ở Úc, bị ngăn cản từ các hỗ trợ xã hội chính thống như Centrelink, hỗ trợ nhà ở và đoàn tụ gia đình, với một số bị hạn chế tiếp cận Medicare và được quyền làm việc”, Ogy Simic .
Trong khi đó các chính sách quan trọng khác mà các nhóm đang kêu gọi chính phủ tiếp theo cam kết, là hành động với biến đổi khí hậu và quản lý thiên tai mạnh mẽ hơn, cải thiện khả năng tiếp cận việc làm ổn định và lâu dài, cũng như bảo đảm cung cấp các dịch vụ thiết yếu, như chăm sóc người cao tuổi và nha khoa.
Liên đảng đã được mời tham gia vào diễn đàn chính sách do ACOSS tổ chức, nhưng đã từ chối.
READ MORE
Chương trình mới giúp đỡ phụ nữ vô gia cư về nhà cửa, chăm sóc y tế và xã hội
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại