Nhờ trợ cấp và lãi suất thấp, việc xây dựng nhà cửa bùng phát

House Hunters Are Leaving the City, and Builders Can’t Keep Up

House Hunters Are Leaving the City, and Builders Can’t Keep Up Source: The New York Times

Nước Úc hiện chứng kiến một vụ bùng phát trong việc xây dựng nhà ở, do lãi suất thấp kỷ lục cùng với khoản trợ cấp cho người mua nhà đầu tiên. Thế nhưng nhu cầu vật liệu xây dựng hiện vượt quá mức cung, khiến cho khách hàng phải chờ đợi lâu hơn cũng như tốn kém hơn, để xây dựng nhà mới hay sửa chữa nhà cửa của họ.


Nhà thầu xây dựng Jonathan Hayes, hiện tân trang một ngôi nhà ở phía tây Sydney và gỗ là vật liệu rất cần thiết cho công việc.

Thế nhưng ông cho biết, lệnh đặt mua gỗ từ 3 tuần lễ trước nay mới đến.

"Vâng vụ bùng phát trong lãnh vực xây dựng khiến mọi chuyện đều chậm trễ, chúng tôi luôn luôn phải chờ đợi một thời gian thế nhưng việc thiếu hụt vật liệu xây dựng chiếm nhiều thời gian hon cả, cộng thêm sự thiếu hụt lao động do kỹ nghệ xây cất hiện hết sức bận rộn”, Jonathan Hayes.

Trong khi đó, người cung cấp vật liệu xây dựng tại Blacktown là ông Phillip Screpis hiện đặt mua thêm gỗ, ông mỏi mắt chờ đợi nhưng chẳng bao giờ đến.

“Thông thường thì các dảy đều đầy nghẹt đủ loại vật liệu xây dựng, nay quí vị thấy chỉ có khoảng phân nửa và chúng tôi phải rất khó khăn để kiếm thêm cho đủ".

"Trong khi đó, khách hàng đổ xô đến và thật khó để làm vừa lòng họ".

'Khi quí vị là một người buôn bán vật liệu xây dựng, thì chẳng có gì tệ hại hơn là để cho khách hàng ra đi và chẳng hài lòng”, Phillip Screpis.

Được biết, gỗ hiện tăng giá đến 50 phần trăm hay hơn nữa.

“Không may là tôi phải tăng giá đối với những nhà thầu xây dựng hay bất cứ người mua nào, bởi vì chính tôi phải chịu sự tăng giá nầy".

"Vào lúc nầy họ chẳng còn chọn lựa nào cả và tôi nói với mọi người rằng nếu họ có thể tìm được vật liệu thích hợp, thì nên chịu giá cao hơn đôi chút vì quí vị sẽ không tìm thấy ở nơi khác”, Phillip Screpis.

Đối với những nhà thầu xây dựng như ông Jonathan Hayes thì giá cả sẽ tính vào các hợp đồng hiện tại, thế nhưng việc nầy sẽ thay đổi đối với các công việc mới.

“Vì vậy nếu quí vị muốn tân trang nhà cửa, thì một số chi tiêu đến 200 ngàn đô la, chỉ riêng phần bằng gỗ đã tốn đến 30 ngàn, vì vậy quí vị thấy chỉ riêng gỗ có thể đã tăng đến 50 phần trăm".

'Còn công lao động nói chung có thể gia tăng đến 20 phần trăm nữa”, Jonathan Hayes.

Được biết người dân Úc hiện chi tiêu rất nhiều, về việc xây dựng và sửa chữa nhà ở.

Chi phí cho việc tân trang đã gia tăng gần 11 phần trăm trong quí tháng 3, tương đương với 2,84 tỷ đô la.

Còn công việc xây dựng hiện gia tăng tại 4 tiểu bang và vùng lãnh thổ cũng trong quí tháng 3, trong đó New South Wales và Lãnh Thổ Thủ Đô tăng thêm 3,6 phần trăm.

Trong khi đó, Nam Úc và Tây Úc có mức gia tăng lớn nhất trong hơn 3 năm, với các công việc tăng hơn 9 phần trăm.

Kinh tế gia Shane Oliver cho biết, kỹ nghệ xây dựng hiện giúp cho nước Úc hồi phục từ đại dịch COVID-19.

“Tôi cho là ngành xây dựng đóng góp khoản 3 phần trăm cho nền kinh tế trong quí tháng 3 , thế nhưng có lẽ sẽ gia tăng gấp đôi khi quí vị cho phép khuynh hướng phát triển xây dựng như hiện tại, do đó nó sẽ đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển kinh tế”, Shane Oliver.
"Một khi sức cung trong nước thỏa mãn, nó sẽ bắt đầu trên bình diện toàn cầu và cuối cùng sẽ khiến cho giá cả sẽ trở lại như cũ”, Shane Oliver.
Ông nói rằng, trợ cấp 25 ngàn đô la cho việc xây nhà mới và lãi suất chỉ có 0,1 phần trăm là các yếu tố thúc đẩy việc xây dựng, cũng như việc làm việc từ nhà trong thời đại dịch.

“Mọi người chẳng thể đi du lịch ở ngoại quốc nên họ dành tiền cho ngôi nhà, bằng các tân trang hay sửa chữa và chuyện nầy hiện diễn tiến theo một mức độ kỷ lục".

"Tôi nghi rằng trong vòng 6 đến 12 tháng tới, mọi việc sẽ chậm lại vì giá cả gia tăng và nhu cầu cũng tăng, nên quí vị sẽ thấy mức cung sẽ đáp ứng".

"Một khi sức cung trong nước thỏa mãn, nó sẽ bắt đầu trên bình diện toàn cầu và cuối cùng sẽ khiến cho giá cả sẽ trở lại như cũ”, Shane Oliver.

Thế nhưng những người trong ngành kỹ nghệ xây dựng không tin rằng giá cả sẽ nhanh chóng trở lại bình thường và họ lo sợ việc nầy sẽ mất hơn một năm, để mức cung ứng quân bình với số cầu gia tăng.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share