Cầu thủ bóng đá có nguồn gốc tị nạn Hakeem al-Araibi đã trở về Melbourne vào tháng 2/2019 sau hai tháng bị giam giữ tại Thái Lan.
Anh này vốn là công dân Bahrain, bị bắt tại Bangkok hồi tháng 11/2018 theo yêu cầu của giới chức Bahrain. Nhờ công luận thế giới phản đối kịch liệt và áp lực ngoại giao, vương quốc Ả Rập này cuối cùng đã chấm dứt nỗ lực dẫn độ Hakeem al-Araibi.
Hàng trăm người ủng hộ đã cổ vũ cho cầu thủ 25 tuổi này khi anh đáp máy bay ở Melbourne.
"Tôi không thể tin vào những gì tôi thấy vào buổi sáng hôm ấy. Tôi thấy báo giới và công chúng chờ đợi tôi. Thật tuyệt vời và tôi rất vui khi được đến Úc," anh nói.
Tôi đã trở thành người nổi tiếng vì những cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp đã nói về trường hợp của tôi. Bây giờ cả thế giới đều biết tên tôi. Tôi là một siêu sao thế giới!
Vụ bắt giữ Hakeem al-Araibi là do giới chức Úc đã không thông báo cho giới chức quốc tế về tình trạng tị nạn của anh. Chàng cầu thủ này trở thành công dân Úc chỉ vài tuần sau đó.
“Tôi rất vui khi được nhập tịch Úc. Cuối cùng thì không ai, không quốc gia nào có thể theo đuổi tôi, bởi vì tôi là người Úc."Một người Úc khác đã trở về nước sau một thời gian bị giam giữ ở nước ngoài là Naim Aziz Abbas.
Melbourne-based refugee footballer Hakeem al-Araibi was the subject of an extradition request. Source: AAP
Người đàn ông 65 tuổi gốc Iraq này đã ngồi tù trong 1 năm rưỡi tại UAE, vì bị cáo buộc tiết lộ bí mật cho Qatar.
Trong tù, ông Abbas đã bị tra tấn, hành hạ bằng lời nói và thể xác, và theo anh trai ông, bị lừa ký vào một tờ thú tội sai sự thật.
Ông trở lại Sydney hồi tháng 5 năm nay.
"Khi bạn là người Úc, khi bạn ở nước ngoài, nước Úc sẽ không bao giờ làm bạn thất vọng, nhất là khi bạn vô tội. Cảm ơn Chúa tôi là người Úc."Một trường hợp khác xảy ra vào tháng 7 với một gia đình người tị nạn Syria.
Naim Aziz Abbas, an Iraqi-born former Sydney train driver who was jailed in the UAE, embraces his brother after touching down in Sydney. Source: SBS News
Gia đình Kassis bị chặn lại ở phi trường Dubai khi họ đang chuẩn bị lên máy bay đi đến Milan. Những người này là thường trú nhân Úc, và chính phủ Úc đã cấp cho họ một tờ giấy chứng nhận nhân thân, thay thế cho sổ thông hành Úc.
Thế nhưng nhân viên hãng hàng không Emirates đã tỏ ra cảnh giác với tài liệu này và nói rằng nó không phù hợp với luật pháp Ý. Ông Kassis đã rất tức giận.
Khi tôi nói rằng đây là một cuốn sổ thông hành Úc, thì ông ta đáp 'Không, không phải người Úc, ông là người Syria.' Tôi biết tôi là người Syria chứ, nhưng đây là một cuốn sổ thông hành từ chính phủ Úc. Tất cả người dân Úc đều như vậy, họ có nhiều nguồn gốc khác nhau. Một số người đến từ Ý, một số đến từ Đức. Họ đến từ khắp mọi nơi, đó là sự đa dạng văn hóa.
Chuyên gia luật di trú, Giáo sư Mary Crock nói rằng các quốc gia có quyền trừng phạt các cá nhân và hãng hàng không nếu như họ không có đầy đủ giấy tờ theo yêu cầu khi đi du lịch.
"Sự thật là trên thế giới, nếu bạn đến từ một quốc gia có nhiều người tị nạn, thì bạn có nguy cơ bị cấm cửa khỏi nhiều quốc gia khác."
Hồi tháng 11, một giáo viên người Úc là ông Timothy Weeks đã được trả tự do sau ba năm bị Taliban giam cầm ở Afghanistan.
Ông Weeks và đồng nghiệp người Mỹ Kevin King được thả trong một thỏa thuận trao đổi tù binh giữa chính phủ Afghanistan và Taliban.
Phó Thủ tướng Úc Michael McCormack cho biết ông cảm thấy nhẹ nhõm khi ông Weeks được thả.
"Bởi vì ông ấy có mối liên hệ rất gần gũi với Wagga Wagga, quê nhà của tôi, nên tôi cảm thấy rất vui.
Tôi biết người dân Wagga Wagga đang ăn mừng hôm nay vì sự tự do và an toàn của ông Timothy Weeks. Xin cảm ơn những người đã biến điều này thành hiện thực."Số phận của một số người Úc khác bị giam giữ ở nước ngoài vẫn còn chưa ngã ngũ, chẳng hạn như ông Dương Hằng Quân - một cựu nhân viên ngoại giao bị Bắc Kinh buộc tội gián điệp.
Timothy Weeks poses for a photograph with his sisters Alyssa Carter (left) and Joanne Carter (right) in Sydney. Source: AAP
Ông bị giam giữ hồi tháng 1 năm nay sau khi bay từ New York đến Trung Quốc. Trước đó ông sống ở Mỹ với gia đình và là một giảng viên thỉnh giảng tại Đại học Columbia. Hiện chưa biết khi nào ông sẽ phải hầu tòa.
Bà Kylie Moore-Gilbert, một học giả Melbourne chuyên ngành nghiên cứu Hồi giáo, vẫn bị giam giữ tại Iran sau gần một năm.
Ông Jock Palfreeman, mặc dù đã được phóng thích sau 11 năm ngồi tù ở Bulgaria vì cáo buộc sát nhân, vẫn bị cấm du lịch và không thể rời khỏi đất nước này.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại