Mức độ ảnh hưởng của đại dịch coronavirus lên thị trường nhân dụng tại Úc đang được thẩm định, với con số kỷ lục là 600 ngàn người Úc mất việc hồi tháng tư.
Bà Emma King thuộc Hội Đồng Xã Hội Victoria cho biết, có nhiều người Úc hiện gặp khó khăn khi đương đầu với các hậu quả.
“Dịch bệnh ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ, tôi nghĩ không có gì có thể nói lên chuyện nầy hơn là quí vị biết được, qua những hàng dài những người chờ đợi tại Centrelink".
"Những người khác quá sợ hãi không dám nghĩ tới, khi cảm nhận chính mình ở trong tình thế nầy, cũng như họ cảm thấy sợ hãi về chuyện phải trả các hóa đơn như thế nào?”, Emma King.
Theo các dữ kiện thuộc Phòng Thống Kê Úc Châu, có khoảng 2,7 triệu người mất việc hoặc giảm bớt giờ làm, giữa tháng 3 và tháng 4.
Thế nhưng một nghiên cứu mới của Viện Michell tại đại học Victoria tìm thấy, trẻ em gánh chịu hậu quả nói trên nhiều nhất.
Phúc trình về mức Căng Thẳng Công Việc và những Nguy Hiểm cho Học sinh tìm thấy, con số các trẻ em từ mẫu giáo cho đến trung học đã bị ảnh hưởng hơn gấp đôi, do hậu quả của trận đại dịch.
Phúc trình tìm thấy có thêm 780 ngàn trẻ em tức gia tăng 130 phần trăm, so với dữ kiện của năm 2020 với năm 2016, thì dường như ảnh hưởng nhiều lên cuộc sống gia đình mà cha mẹ đã gặp căng thẳng vì mất việc.
Tác giả bản phúc trình là bà Kate Noble cho biết, hậu quả lên trẻ em rất đáng kể.
“Rõ ràng chúng ta hiện trải qua một cú sốc thực sự chưa từng có trước đây, vốn mang lại một loạt các căng thẳng trong gia đình và mọi người thuộc mọi tầng lớp trong xã hội. Đặc biệt là trẻ em cảm thấy thế giới của chúng thực sự bị đảo lộn".
"Nhiều cháu tạm thời xa cách học đường mà quí vị biết, thói quen và sự ổn định của chúng bị thực sự xáo trộn. Do đó, những lo lắng thêm nữa về công ăn việc làm trong gia đình dường như tạo thêm một hậu quả đáng kể”, Kate Noble.
Bà cho biết, các căng thẳng vì mất việc gia tăng đến gần 400 phần trăm tại một số khu ngoại ô Melbourne như vùng Kinglake.
Nhiều nơi thuộc vùng ngoại ô Sydney như Sutherland, Pittwater, Rouse Hill và Cronulla cũng như vùng nội ô Brisbane, đã chứng kiến mức gia tăng hơn 300 phần trăm.
"Chúng ta đều biết có các hỗ trợ vào lúc nầy, qua chương trình Job Keeper và Job Seeker, thế nhưng các chương trình nầy sẽ chấm dứt vào tháng 9 và tôi không biết những người nầy sẽ làm gì vào thời điểm đó”, Emma King.
Thế nhưng bà Noble cho rằng, những nơi bên ngoài khu đô thị cũng chứng kiến những lo âu về công việc.
“Một số các khu ngoại ô tại các thành phố lớn đã bị ảnh hưởng đặc biệt, thế nhưng các khu vực miền quê nằm ngoài các thủ phủ thì dường như các bậc cha mẹ làm những công việc bị ảnh hưởng do chuyện đóng cửa do virút COVID-16 gây ra, tuy nhiên mức độ đặc biệt nặng nề xảy ra tại một số khu vực đó”, Kate Noble.
Một số khu vực địa phương cũng trải qua các căng thẳng cao độ về việc làm, bao gồm Queanbeyan và vùng Snowy Mountains ở NSW, Biloela ở Queensland và Warrambool ở Victoria.
Phúc trình cho biết có sự liên hệ mạnh mẽ giữa việc học của con trẻ cùng sự phát triển, với tình trạng nhân dụng của cha mẹ.
Người ta cũng tìm thấy trẻ em trong các gia đình bị mất việc, dường như ở lại lớp đến 15 phần trăm.
Bà cho rằng, trường học cần được hỗ trợ nhiều hơn để giảm thiểu những hậu quả lên trẻ em.
“Thực tế là các em không được trang bị đầy đủ để đối phó với sự đảo lộn lớn lao trong một khoảng thời gian ngắn như vậy".
"Những gì chúng ta thấy dường như trường học trở lại hoạt động bình thường, vốn mang lại cho số đông học sinh khi bắt đầu cảm thấy an tâm và trở lại học tập nhanh chóng, thế nhưng chuyện nầy không xảy ra cho tất cả".
"Vì vậy chúng ta thực sự cần chắc chắn rằng, các cơ chế và việc tài trợ phải được thực hiện, để cho phép mọi trường học hỗ trợ vai trò như vậy”, Kate Noble.
Đặc biệt với thiếu niên thì hậu quả rất nguy hiểm, cuộc nghiên cứu tìm thấy có một khả năng khá cao của các em rời khỏi mái trường sớm và không vào đại học, nếu cha mẹ chúng không có việc làm.
Bà King nói rằng, những thử thách về tài chính còn lâu mới vượt qua.
“Các gia đình nghĩ rằng họ có thể đáp ứng mọi nhu cầu và nay tìm thấy họ có những chọn lựa về chi phí về thực phẩm và điện nước".
"Còn con trẻ có thể đến trường, thế nhưng liệu chúng có thể tham gia toàn diện hay không. Liệu chúng có thể kham nổi chi phí cho các trại hè do trường tổ chức hay không? Chúng đi học với đầy đủ thức ăn hay không? Những chuyện nầy là các vấn đề thực sự đáng kể”, Emma King.
Bà cho biết cần có một chiến thuật kéo dài qua khỏi tháng 9, khi các chương trình trợ giúp của chính phủ kết thúc.
“Mối quan tâm ở đây là việc xếp hàng lãnh trợ cấp dài dằng dặc".
"Chúng ta đều biết có các hỗ trợ vào lúc nầy, qua chương trình Job Keeper và Job Seeker, thế nhưng các chương trình nầy sẽ chấm dứt vào tháng 9 và tôi không biết những người nầy sẽ làm gì vào thời điểm đó”, Emma King.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại