Tại Hong Kong, hàng trăm người xếp hàng trước các sạp báo để mua số cuối cùng của nhật báo Apple, sau khi ban biên tạp tờ báo với khuynh hướng tranh đấu cho dân chủ, loan báo việc đóng cửa.
Một sạp báo bán hết 8800 tờ chỉ trong vài giờ, trong khi ấn bản trên trang mạng của tờ báo tranh đấu cho dân chủ có tuổi thọ là 26, sẽ không còn cập nhật nữa.
Nhà thiết kế nhật báo Apple là ông Dickson Ng khi chuẩn bị cho số báo cuối cùng nói rằng, việc đóng cửa tờ báo có nghĩa là sẽ không còn tự do báo chí tại Hong Kong.
“Khi ấn bản tối nay trở thành số báo cuối cùng của chúng tôi, tôi không thể thấy được tương lai của Hong Kong ra sao".
"Tôi cảm thấy vô cùng thất vọng và giận dữ, cũng như không hiểu sao công ty và nhật báo bị buộc ngưng hoạt động trong hoàn cảnh như vậy”, Dickson Ng.
Việc đóng cửa tờ báo đã được thực hiện theo Luật An ninh Quốc gia do Bắc Kinh áp đặt, theo đó nhiều ký giả của tờ báo đã bị bắt giữ.
Một người có tên là Lý Bình, bị cáo buộc là ‘âm mưu nối kết với nước ngoài hay lực lượng ngoại quốc, gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia’.
Được biết nhật báo Apple xuất bản lần đầu tiên vào năm 1995, do doanh nhân Jimmy Lai thành lập.
Ông là một người chỉ trích thẳng thắn chính phủ Bắc Kinh và đã ra vào nhà tù, trong một loạt các cáo buộc có liên quan đến nghề ký giả.
Tờ Hoàn Cầu Thời Báo của chính phủ Trung Quốc trước đó, gọi ông Lai là một kẻ phản quốc và cáo buộc ông nầy đã châm ngòi cho các cuộc biểu tình tại Hong Kong, trong các số báo của ông.
Trong khi đó, những nhà hoạt động như ông Nathan Law, một người Hong Kong hiện sống ở Anh quốc nói rằng, việc đóng cửa tờ báo là một cú đấm thô bạo vào tự do báo chí.
“Chính phủ nầy đang áp dụng đường lối cai trị của Trung Quốc cho Hong Kong, bất chấp các ý tưởng về phân quyền để tập trung quyền hành, đó là lý do vì sao họ làm những điều như vậy đối với nhật báo Apple, bởi vì họ không muốn bất cứ tờ báo nào dám nêu lên trách nhiệm của họ”, Nathan Law, .
Trên trang mạng, nhật báo nói lời giã biệt như sau ‘Cảm ơn các độc giả, những người mua báo lâu năm, các khách hàng quảng cáo và những người dân Hong Kong trong 26 năm qua, với lòng yêu thương và hỗ trợ của quí vị quá sức lớn lao. Nay chúng tôi phải nói lời chia tay và xin quí vị bảo trọng’.
"Nếu một tổ chức như vậy mất đi tiếng nói của mình, thì tôi nghĩ các tổ chức truyền thông khác cũng sẽ khan hiếm”, Johnny Cư.
Ông Law nói rằng, người dân Hong Kong phải đứng vững trong lập trường chống đối.
"Chính phủ Trung Quốc hiện tạo nên một vũ khí của tử thần, nhằm bịt miệng toàn thể thành phố nầy, mặc dù họ có đủ khả năng và thẩm quyền để làm như vậy".
"Thế nhưng đối với chúng tôi, đó rõ ràng là sự vi phạm trắng trợn hệ thống dân chủ của chúng ta, khi chúng tôi chỉ nêu lên tiếng nói đối lập với sự đàn áp nầy mà thôi”, Nathan Law, .
Trong khi đó, hàng trăm cư dân Hong Kong đứng bên ngoài toà soạn của báo Apple, nhằm tỏ lòng đoàn kết với tờ báo, bằng cách hươi qua hươi lại chiếc điện thoại thông minh với đèn bật sáng.
Ngoại Trưởng Anh quốc Dominic Raab trong một thông cáo tuyên bố, ‘Rõ ràng quyền lực theo Đạo luật An ninh Quốc gia đã được sử dụng, như là một công cụ để đàn áp tự do và bỏ tù những người bất đồng chính kiến, hơn là giữ gìn trật tự công cộng’.
Các cư dân như ông Johnny Cư nói rằng, họ quan ngại về chuyện đóng cửa tờ báo có ý nghĩa gì đối với họ và các phương tiện truyền thông khác.
“Nếu nhật báo Apple không thể tồn tại, thì chẳng còn tự do báo chí nữa".
"Nếu một tổ chức như vậy mất đi tiếng nói của mình, thì tôi nghĩ các tổ chức truyền thông khác cũng sẽ khan hiếm”, Johnny Cư.
Sau ngày nhật báo Apple không còn nữa, chính phủ Hong Kong dự trù đưa ra một đạo luật về tin giả, càng khiến mọi người lo sợ rằng đạo luật có thể được dùng để thắt chặt các quan điểm khác biệt.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại