Người đứng đầu WHO cảnh cáo việc mở cửa quá sớm có thể là cơ hội cho một thảm họa xảy ra

Aucklanders wearing masks at a central city railway station

Aucklanders wearing masks at a central city railway station Source: AP

Liên Hiệp Quốc cảnh cáo các nước về hiểm họa của việc nới lỏng quá sớm các hạn chế coronavirus. Ngoài ra các diễn tiến về dịch COVID-19 tại các nơi trên thế giới.


Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO hôm qua cảnh cáo rằng, việc mở cửa các xã hội quá sớm giữa lúc đại dịch coronavirus vẫn còn hoành hành, có thể là tiền đề cho một thảm họa xảy đến.

Tổng Giám Đốc WHO, ông Tedros Ghebreyesus nhấn mạnh các quốc gia nên hết sức cẩn thận trong việc mở cửa, khi ra sức trấn áp các vụ lây nhiễm.

“Chúng tôi hiểu rằng có nhiều nước muốn cho xã hội và nền kinh tế khởi phát trở lại, đó là những gì mà ai cũng muốn nữa".

"Hãy tuân thủ lệnh ở nhà và các hạn chế khác, là những gì mà một số quốc gia cảm thấy cần phải làm, để giảm bớt áp lực lên hệ thống y tế".

"Thế nhưng họ đã trả giá đắt với số tử vong quá nhiều, rồi nền kinh tế và sức khoẻ tâm thần cũng bị ảnh hưởng".

"WHO hoàn toàn ủng hộ các nỗ lực nhằm mở cửa lại nền kinh tế và xã hội, chúng ta muốn con trẻ đến trường và mọi người trở lại làm việc, thế nhưng chúng ta muốn thấy mọi chuyện được thực hiện một cách an toàn".

"Đồng thời, không có quốc gia nào có thể giả vờ rằng trận đại dịch đã qua đi rồi”, Tedros Ghebreyesus.

Ông nhấn mạnh rằng, việc ngăn ngừa các vụ tụ tập đông người, bảo vệ những người dễ gặp nguy hiểm, áp dụng các biện pháp đề phòng cá nhân, đi xét nghiệm và truy tìm sự lây nhiễm, có thể là các yếu tố then chốt trong việc chiến đấu chống lại virút lây lan.

“Thực tế là con virus nầy lây lan rất dễ dàng, nó có thể gây chết người ở mọi hạng tuổi và hầu hết mọi người đều dễ bị lây nhiễm".

"Nếu quốc gia nào quan tâm đến việc mở cửa lại, họ phải rất cẩn trọng trong việc trấn áp việc lây nhiễm và cứu mạng người".

"Thế nhưng việc nầy chỉ có thể thực hiện, nếu nước đó kiểm soát được tình trạng lây nhiễm".

"Các quốc gia càng kiểm soát được virút, thì họ có nhiều cơ may mở cửa lại".

"Còn nếu mở cửa mà không kiểm soát được, thì đó là cơ hội cho một thảm họa diễn ra".

"Đó không phải là một biện pháp có thể áp dụng cho tất cả, cũng như không phải là cách chơi bài, ‘được ăn cả ngã về không’,Tedros Ghebreyesus .

Trong khi đó, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, Antonio Guiterres cảnh cáo rằng, sự đối phó của toàn cầu chống lại đại dịch đã tạo nên một hậu quả bất cân xứng và thảm hại, về mặt xã hội và kinh tế, đối với phụ nữ và các thiếu nữ.

Ông cho biết, COVID-19 hiện gây ra tình trạng bất bình đẳng sâu xa hơn, trong đó bao gồm bất bình đẳng về phái tính.

“Sự tiến bộ bị mất mát có thể diễn ra hàng năm trời, ngay cả hàng thế hệ để hồi phục".

"Chúng ta biết từ nạn dịch Ebola ở Tây Phi và lúc đó các bé gái phải rời khỏi trường và chẳng bao giờ trở lại".

"Ngày nay hàng triệu thiếu nữ trên khắp thế giới không thể đến trường và có những phúc trình báo động rằng, có sự gia tăng trong số các bé gái có thai tại một số quốc gia".

"Mỗi vấn đề trong số nầy là một cuộc khủng hoảng, trong một cuộc khủng hoảng rộng lớn hơn”, Antonio Guiterres.
"Cho đến nay, tôi thấy có một người trẻ không mang mặt nạ khi đi học, vì vậy công chúng thực sự tuân hành các chỉ thị để bảo đảm rằng, họ luôn mang khẩu trang như qui định”, Sila Faga Siaki.
Tại Mỹ, hai tiểu bang New Jersey và California đã thực hiện một bước tiến nhằm tái khởi động nền kinh tế trước đại dịch, khi cho phép các nhà hàng được mở cửa lại với số khách hạn chế, trong lúc các trường hợp lây nhiễm coronavirus tại Mỹ bớt đi.

Hai tiểu bang nói trên, thuộc một số tiếp tục đóng cửa các nhà hàng, trong khi hầu hết dở bỏ các hạn chế, theo Hiệp hội các Thống Đốc trên toàn nước Mỹ cho biết.

Trong khi đó tại Tân Tây Lan, việc phong tỏa thành phố Auckland đã được dở bỏ, thế nhưng biện pháp yêu cầu mọi người mang khẩu trang trên các phương tiện giao thông công cộng vẫn còn hiệu lực.

Thành phố lớn nhất nước đã bị phong tỏa trong hơn 2 tuần lễ, sau khi một ổ dịch coronavirus đã được khám phá hồi tháng 8, theo sau hơn 3 tháng không có trường hợp lây nhiễm cộng đồng nào cả.

Giới chức y tế nói rằng, nay việc mở cửa lại Auckland an toàn, bởi vì sau các vụ nhiễm bệnh mới đây, có dính líu đến cùng một ổ dịch qua việc tiếp xúc.

Thủ Tướng Tân Tây Lan, Jacinda Ardern thúc giục người dân Tân Tây Lan hãy tỏ ra tử tế.

“Chúng tôi vẫn còn một toán y tế tại đây và tôi nghĩ mọi người nhìn nhận rằng, Auckland đã trải qua một giai đoạn hết sức khó khăn".

"Những gì tôi yêu cầu một lần nữa là điều mà tôi đã nói từ lâu, đó là có một chút tử tế, một nụ cười qua ánh mắt, đằng sau chiếc khẩu trang".

"Hãy nhớ rằng, Auckland đã hứng chịu tai họa trong đợt mới nhất nầy và chỉ cần đối xử với họ bằng một lời cảm ơn".

"Những chăm sóc mà họ phục vụ rất xứng đáng với những lời tri ân như vậy, trong khi tất cả chúng ta cùng nhau vượt qua cơn đại dịch nầy”, Jacinda Ardern.

Trong khi đó, Thượng sĩ Cảnh sát Sila Faga Siaki thuộc lực lượng cảnh sát Tân Tây Lan nói rằng, phản ứng của công chúng cho đến nay rất tuyệt vời.

“Nói chung chẳng ai không tuân thủ, công chúng đều mang khẩu trang".

"Cho đến nay, tôi thấy có một người trẻ không mang mặt nạ khi đi học, vì vậy công chúng thực sự tuân hành các chỉ thị để bảo đảm rằng, họ luôn mang khẩu trang như qui định”, Sila Faga Siaki.

Còn tại Pháp, các vụ nhiễm COVID-19 đã gia tăng gần 50 phần trăm trong tháng 8, khiến đây là tháng cao nhất kể từ khi bắt đầu đại dịch, trong khi số người nhập viện có vẻ gia tăng.

Nhà cầm quyền cho biết có hơn 3 ngàn trường hợp trong 24 giờ qua, giảm nhiều so với trên 5 ngàn trường hợp trong 2 ngày trước.

Con số trung bình các vụ nhiễm bệnh mới trong một tuần lễ là 5167, vốn là một kỷ lục thứ tư trong một loạt các kỷ lục khác.

Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt tại sbs.com.au/coronavirus
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share