Tổ chức đại diện cho tiểu thương tại Úc (Small Business Ombudsman) lo ngại việc người tiêu dùng không "hào phóng" trong việc mua sắm khiến một số doanh nghiệp nhỏ phải vật lộn để tồn tại. Kết luận này được đưa ra sau khi chính phủ liên bang tuyên bố họ đang cắt giảm quy mô thặng dư ngân sách của mình gần 22 tỷ đô la trong bốn năm do nền kinh tế đang chậm lại.
Theo truyền thống, mùa lễ hội thường tạo ra một sự đột biến trong việc chi tiêu của người tiêu dùng.
Tuy nhiên, người Úc không đổ xô đến các cửa hàng và tiêu tiền nhiều như những năm trước.
Bản kế hoạch triển vọng kinh tế và tài chính giữa năm của chính phủ liên bang, gọi tắt là MYEFO, cho thấy tình trạng hạn hán, giá nhà tăng đáng kinh ngạc, việc suy giảm bán lẻ và những bất ổn kinh tế toàn cầu như Brexit và cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đang tạo ra một nền kinh tế chậm chạp.
Phúc trình báo hiệu tăng trưởng tiền lương của Úc đang đi ngang, được thiết lập để tiếp tục hạn chế chi tiêu của người tiêu dùng lại chậm hơn.
Các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ đang bị ảnh hưởng bởi nguồn thu từ việc bán lẻ.
Olivia Meredith điều hành một doanh nghiệp trồng và bán hoa. Mặc dù bà đã mở rộng kinh doanh bằng cách mở thêm một cửa hàng ở Sydney tại Blue Mountains, bà Meredith nói rằng việc kinh doanh không tốt như trước đây.
"Thật khó khăn, tôi làm việc 18 giờ một ngày, dành rất nhiều thời gian cho công việc. Chúng tôi thực sự làm việc chăm, khi bạn nỗ lực và không được đền đáp, thật đáng buồn. Và để giữ tinh thần cho nhân viên cũng rất khó."
Trong nỗ lực kích thích chi tiêu cho ngành bán lẻ, thủ tướng Scott Morrison đã đưa ra các biện pháp cắt giảm thuế thu nhập vào tháng Bảy.
Một cuộc khảo sát mới của Westpac chỉ trong vài ngày qua đã cho thấy sự sụt giảm niềm tin của người tiêu dùng. Điều đó có nghĩa là những gì mọi người làm là họ trả hết nợ, gửi tiền vào ngân hàng. Một số người đang đầu tư vào bất động sản, nhưng tôi phải thừa nhận rằng người dân không muốn chi tiêu.
Việc cắt giảm được thiết kế để khuyến khích mọi người chi tiêu số tiền họ đang tiết kiệm vào việc mua sắm.
Tuy nhiên, Kate Carnell, đại diện cho tổ chức bảo vệ doanh nghiệp nhỏ Small Business Ombudsman nói rằng việc cắt giảm không mang lại hiệu quả như mong muốn.
“Những gì chúng ta đang thấy là niềm tin của người tiêu dùng đang giảm xuống vào lúc này. Một cuộc khảo sát mới của Westpac chỉ trong vài ngày qua đã cho thấy sự sụt giảm niềm tin của người tiêu dùng. Điều đó có nghĩa là những gì mọi người làm là họ trả hết nợ, gửi tiền vào ngân hàng. Một số người đang đầu tư vào bất động sản, nhưng tôi phải thừa nhận rằng người dân không muốn chi tiêu”.
Bất chấp các khoản tài trợ và sáng kiến của chính phủ hiện có để giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ, dự đoán việc tăng lương chậm trong bản kế hoạch triển vọng kinh tế và tài chính giữa năm của chính phủ liên bang cho năm 2020 đang khiến chủ sở hữu doanh nghiệp gặp khó khăn trong hiện tại.
Bà Meredith nói rằng khi thặng dư giảm, cần phải làm nhiều hơn để bảo đảm các doanh nghiệp nhỏ có thể tồn tại.
“Tôi không thấy chính phủ có nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp nhỏ, từ góc độ kế toán hoặc từ các quyền lợi khác, tôi không nhận được bất kỳ hỗ trợ nào của chính phủ. Tôi thực sự làm việc rất chăm chỉ và nhân viên của tôi làm việc cật lực, vậy mà không có lợi ích nào mà tôi thấy rằng là một quyền lợi bổ sung cho công việc kinh doanh của tôi.”
Trong một nỗ lực tiếp theo để kích thích tăng trưởng và khắc phục tình trạng chậm chạp của nền kinh tế Úc, chính phủ liên bang đang tăng cường các sáng kiến chi tiêu lớn, bao gồm các dự án cơ sở hạ tầng.
Động thái này nhằm tạo cơ hội cho những người mới đến đất nước tái sử dụng kỹ năng của họ.
Mặc dù các cập nhật về ngân sách cho thấy nền kinh tế đang suy yếu, chính phủ liên bang vẫn tỏ ra lạc quan mạnh mẽ về cơ hội tăng trưởng việc làm và tiền lương.