Chẳng bao lâu trước đây, ông Tanila De Silva và 2 người bạn từ Melbourne đến Phi Luật Tân, để cử hành ngày sinh nhật.
Thế nhưng trong vòng 24 giờ khi đến đảo Boracay, họ nhanh chóng bị kẹt khi Phi Luật Tân tuyên bố đóng cửa biên giới do đại dịch coronavirus.
Ông De Silva cho biết, họ không chắc về hành động kế tiếp của mình.
“Chúng tôi bị xem như là bị kẹt ở đây và các chuyến bay đã bị hủy bỏ, hết chuyến nầy đến chuyến khác".
"Chỉ đến sáng nay một chuyến bay khác cũng đã hủy bỏ, thực sự chúng tôi không biết phải làm gì bây giờ”, Tanila De Silva.
Nay khách sạn nơi ông De Silva và các bạn ở hiện đóng cửa và ông lo sợ về sức khoẻ cuả mình.
“Vấn đề lo lắng mà chúng tôi vừa được biết hôm qua, từ một trong các hướng dẫn viên du lịch địa phương là có những trường hợp coronavirus trên đảo".
"Và nếu có các trường hợp như vậy, tôi muốn nói là nó sẽ lây nhiễm nhanh chóng”, Tanila De Silava.
Ông và 2 người bạn, thuộc trong số hàng trăm ngàn người Úc bị kẹt ở ngoại quốc.
Hai phụ nữ tại Peru đã bắt đầu một chiến dịch gây quỹ, để thuê máy bay tư nhân chở họ về nhà.
Trong một trường hợp riêng rẽ, Toni Carusi và 5 người bạn cũng bị kẹt ở Peru.ở thành phố Cusco gần địa điểm du lịch nổi tiếng là Machu Picchu.
Bà cho biết bà có thể ra khỏi nơi nầy, thế nhưng lo lắng cho những người không đủ điểu kiện.
“Họ đòi từ 5 đến 10 ngàn đô la mỗi người, tôi cảm thấy tội nghiệp cho những người đó và chính phủ đã làm không đủ”, Toni Carusi.
Những người khác như Natalie Reid và Nick Gourley cũng ở Cusco, trong chuyến du lịch theo kiểu ba lô qua khắp Nam Mỹ, hiện chỉ trích chính phủ liên bang về việc thiếu thông tin.
Bà Reid nói rằng, họ không được hỗ trợ đầy đủ.
“Chỉ cần cho chúng tôi câu trả lời, bất cứ câu nào cũng được, với các thông tin chắc chắn và cụ thể”, Natali Reid.
Thế nhưng Thủ Tướng Scott Morrison cho biết, chính phủ hiện lo lắng cho các trường hợp đó.
“Những nơi nào người Úc kẹt ở ngoại quốc, thì đã hoàn toàn bị cắt đứt giao thông với bên ngoài".
"Quí vị không thể đáp máy bay đến Los Angeles hay chỗ nào khác, rồi Bộ Ngoại giao và Thương Mại Úc, với vị Tổng Trưởng, hiện đưa ra một số vấn đề để Ủy Ban An ninh Quốc gia cứu xét”, Scott Morrison.
Trong lúc nầy, Qantas hiện tiếp tục bay đến các thành phố, vốn là các thành phố lớn, đó là Los Angeles, Luân Đôn, Hong Kong và Auckland.
Thế nhưng đối với nhiều người tìm cách về nhà, thì đó là một sự thoái mái khá lạnh lẽo.
“Những gì xảy ra là, nếu quí vị không có lợi tức và việc thuê nhà cùng các hóa đơn vẫn phải trả, cũng như không có lời nào về việc ngưng trục xuất, thì đây là lúc có nhiều người lâm vào cảnh vô gia cư”, Paige Santelli.
Trong khi đó, với những người có visa tạm thời cũng gặp nhiều khó khăn do đại dịch coronavirus gây nên.
Cô Chantal Chung đến Sydney từ năm 2019, với visa làm việc.
Cô yêu thích sống và làm việc tại Úc, thế nhưng kể từ khi đại dịch coronavirus xảy ra, nhà hàng nơi cô làm việc đã đóng cửa nên cô cố gắng tìm một công việc khác.
“Tôi cảm thấy khá buồn cho người chủ, cả tôi và các đồng nghiệp nữa, nay tôi có thể lệ thuộc vào họ trước khi những gì tôi có thể kiếm được, nay tôi bị kẹt tại đây vì vậy các bạn tôi hết sức lo lắng”.
Cô nầy 24 tuổi là một trong số 2,4 triệu người có visa làm việc tạm thời, hiện chẳng biết chuyện gì xảy ra cho họ, trong khi cuộc khủng hoảng do đại dịch coronavirus gây ra.
Nay ông Matt Kunkel, giám đốc Trung tâm Công nhân Di dân hiện kêu gọi chính phủ liên bang hãy đoan chắc là, các công nhân di dân tạm thời không bị bỏ quên trong các kế hoạch kích thích kinh tế.
“Chính phủ cần có hành động ngay tức khắc, để cung cấp lương thực và nhà cửa cho mọi người tại Úc, thế nhưng đặc biệt cần chắc chắn rằng, bất cứ biện pháp nào cũng bao gồm các công nhân di dân".
"Chính phủ cần đình hoãn việc trả tiền thuê nhà và cần chắc chắn rằng, không ai bị trục xuất khỏi nhà thuê mướn của họ”, Matt Kunkel.
Ông Kundel cũng kêu gọi chính phủ liên bang gia hạn thời hạn visa, để chắc chắn những người nầy không bị trục xuất.
Quyền Tổng Trưởng Di trú là ông Alan Tudge nói rằng, chính phủ đang chú tâm về đại dịch coronavirus khi quan tâm những người có visa tạm thời.
“Tôi muốn nói với những người đó là, nếu họ không thể ra khỏi nước Úc hay muốn ở lại Úc, xin hãy cho Bộ Di Trú biết càng sớm càng tốt và thông báo đến họ về hoàn cảnh của quí vị”, Alan Tudge.
Còn đối với bà Paige Santelli là công dân Mỹ, cũng gặp trường hợp tương tự.
Bà ở Úc với visa làm việc tạm thời và cũng mất việc, sau khi từ bỏ một công việc trước đây về hành chánh tại một đại học, do những giới hạn về visa có nghĩa là bà, chỉ có thể làm việc với một người chủ trong 6 tháng cho mỗi công việc.
Trong những tuần lễ vừa qua mặc dù cố gắng hết sức, bà vẫn không thể tìm được công việc phù động nào cả.
“Những gì xảy ra là, nếu quí vị không có lợi tức và việc thuê nhà cùng các hóa đơn vẫn phải trả, cũng như không có lời nào về việc ngưng trục xuất, thì đây là lúc có nhiều người lâm vào cảnh vô gia cư”, Paige Santelli.
Người ta không rõ liệu các biện pháp do Thủ Tướng Scott Morrison loan báo hôm thứ sáu vừa qua, bảo vệ những người thuê nhà trong 6 tháng tới, có áp dụng cho những người có visa làm việc tạm thời hay không.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại