Bà Ravina Shamdasani thuộc Văn phòng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc cho biết, có ít nhất 18 người thiệt mạng trong các cuộc biểu tình tại Myanmar.
“Chúng tôi nhận được tin tức đáng tin cậy là, có ít nhất 18 người chết chỉ trong hôm nay, khi quân đội dùng đạn thật tại Myanmar và trên khắp các thành phố khác".
"Chúng tôi cũng ghi nhận có ít nhất 30 người bị thương và con số nầy còn gia tăng, cũng như một số người ở trong tình trạng nguy kịch".
"Do đó chúng tôi lo sợ rằng, số tử vong có thể tăng thêm”, Ravina Shamdasani.
Được biết quân đội nước nầy đang tìm cách chế ngự các cuộc xuống đường ngày càng gia tăng, vốn đòi hỏi quân đội phải trao trả quyền hạn và phóng thích, nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi.
Người được bổ nhiệm là đặc sứ tại Liên Hiệp Quốc do một ủy ban gồm các dân biểu bầu chọn thuộc Quốc Hội Myanmar bị phe quân đội đảo chính, đã lên án cái chết của 18 nạn nhân.
Tiến sĩ Sasa, người muốn giấu tên cho biết, hành động của phe quân nhân là đáng trách.
“Họ tuyên bố chiến tranh với người dân Myanmar và nay cả thế giới phải hiểu chuyện nầy, đó là tính chất của chế độ độc tài bất hợp pháp, thế nhưng họ đang khủng bố người dân".
"Nay họ là một nhóm khủng bố trong một quốc gia, bọn khủng bố được nhà nước bảo trợ để gây khiếp đảm cho người dân”, Sasa.
Còn bà Shamdasani thuộc Văn phòng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc lo sợ, tình hình tại Myanmar sẽ nghiêm trọng hơn.
“Chúng ta chứng kiến con số người biểu tình trong tháng qua ngày càng đông hơn, họ hết sức can đảm và quyết tâm".
"Chúng ta cũng trông thấy nhiều người bị bắt, đến hôm nay chúng tôi ước lượng có ít nhất một ngàn người đã bị bắt".
"Chúng tôi cũng lưu ý những người bị bắt là các bác sĩ, nhân viên y tế, giáo chức, các nhà tranh đấu và các chính trị gia đối lập".
"Đây là quân đội có thành tích vi phạm nhân quyền và vô trách nhiệm".
"Chúng tôi lên án họ, vì tình hình có thể trở nên đẫm máu hơn”, Ravina Shamdasani.
"Chúng tôi mạnh mẽ thúc giục lực lượng an ninh Myanmar hãy tự chế, trong việc sử dụng vũ khí giết người đối với thường dân”, thông cáo của toà đại sứ Úc tại Myanmar.
Trong khi đó, người đứng đầu ngành ngoại giao của Liên Âu Josep Borrell cho biết, sẽ có thêm các biện pháp cấm vận áp đặt lên Myanmar.
Các dân biểu nghị viện Âu Châu đồng ý việc chế tài phe quân nhân Myanmar do hành động đảo chính, cũng như quyết định giữ lại một số viện trợ phát triển.
Ông Borrell nói rằng, chi tiết của biện pháp chế tài thêm nữa, sẽ được chung quyết trong những ngày tới.
Trong một bản thông cáo, toà đại sứ Úc tại Myanmar ghi nhận.
“Chúng tôi hết sức quan tâm qua vụ chết người mới đây tại Myanmar và xin chia buồn đến các gia đình nạn nhân quả cảm".
"Bạo động gia tăng chống lại những người biểu tình ôn hòa, là không chấp nhận được".
"Chúng tôi mạnh mẽ thúc giục lực lượng an ninh Myanmar hãy tự chế, trong việc sử dụng vũ khí giết người đối với thường dân”, thông cáo của toà đại sứ Úc tại Myanmar.
Trong khi đó, các sinh viên quốc tế tại Úc đã tham dự các cuộc biểu tình chống quân phiệt, đã thúc giục chính phủ liên bang hãy cấp quyền tạm trú, cho những người từ Myanmar giữ visa tạm thời.
Bà Michelle Bachelet thuộc văn phòng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc cũng lập lại lời kêu gọi, hãy trả tự do tức khắc cho những người bị bắt giữ, trong đó có các thành viên của chính phủ dân cử.
Được biết bà Aung San Suu Kyi sẽ xuất hiện trước tòa, sau khi bị truy tố về tội vi phạm luật lệ về thiên tai, với các biện pháp hạn chế về COVID-19, cũng như sở hữu bất hợp pháp các máy bộ đàm.
Bà có thể bị giam giữ vô thời hạn và có thể bị án 6 năm tù nếu xét có tội.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại