Ngành từ thiện chịu tổn thất nặng nề vì coronavirus

shopping angels

Alışveriş melekleri bu dönemde sğpermarketlere gidemeyenlere yardım ediyor. Source: SBS

Nhiều ngành kỹ nghệ đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19-trong số đó có lãnh vực từ thiện khi suốt thời gian này là lúc mà dịch vụ của họ bận rộn nhất.


Emily Shepard đã dành cả cuộc đời của mình để chăm sóc cho đứa con trai mười tuổi mắc bệnh di truyền gây giảm thị lực và thính giác.

Là một giám đốc của một tổ chức từ thiện, bà cũng muốn giúp đỡ các gia đình khác.

"Tôi cam kết với tư cách là một người có con để bảo đảm tổ chức của mình sẽ vượt qua giai đoạn này. Không có tổ chức này,  tôi không thể tưởng tượng được nỗi đau và những thất bại mà cộng đồng của chúng ta có thể gặp phải."

Con trai của bà Shepard mắc Hội chứng Usher và bà đồng sáng lập Usher Kids Australia, tổ chức duy nhất hỗ trợ các gia đình trải qua hoàn cảnh tương tự.
Chúng tôi đã thấy hơn 50 phần trăm các tổ chức từ thiện phải cho nhân viên nghỉ việc hoặc nhận Job Keeper hoặc trong một số trường hợp điều chỉnh chi tiêu của họ vì nguồn thu của họ đã bị ảnh hưởng.
Nhưng việc đóng cửa do coronavirus và tác động kinh tế đã khiến tổ chức của bà gặp nhiều khó khăn.

"Thực sự không có ai quyên góp cả. Tác động kinh tế của Covid có nghĩa là mọi người đều quyên góp cho từ thiện, không ai tài trợ cho các sự kiện, cho dù sự kiện online hay trực tiếp, vì vậy nó đã gây ra tổn thất lớn cho chúng tôi." 

Tổ chức từ thiện nhỏ này được hoạt động hoàn toàn bởi các tình nguyện viên nên họ không đủ điều kiện cho các khoản hỗ trợ của Job Keeper. 

Bà Shepard đã buộc phải sử dụng tiền của mình để tiếp tục hoạt động từ thiện.

Nhưng bà lo lắng nhiều hơn cho những người mình hỗ trợ.

"Bây giờ tác động đối với các gia đình đang cố gắng giải quyết tình trạng này hàng ngày có thể có tác động sức khỏe tâm thần lâu dài của họ, ảnh hưởng đến sự chăm sóc của họ cho con cái của họ. Việc này thực sự có tác động bất lợi cho tương lai."

Usher Kids Australia không phải là tổ chức duy nhất rơi vào hoàn cảnh này.

David Crosbie, là giám đốc điều hành của Hội đồng Cộng đồng Úc châu. 

Ông nói rằng doanh thu từ thiện đã giảm dần trong những năm trước khi xảy ra cháy rừng vào mùa hè năm ngoái.

"Với các vụ cháy rừng, điều đó có nghĩa là hầu hết các khoản quyên góp sẽ dành cho các tổ chức từ thiện cứu trợ khẩn cấp, thay vì hầu hết các tổ chức từ thiện không hoạt động trong lãnh vực đó. Tháng 11, tháng 12, tháng 1 là một trong những tháng tồi tệ nhất để gây quỹ."

Với sự khởi đầu của đại dịch coronavirus - các tổ chức từ thiện đã phải hứng nhiều đòn - mất cả tình nguyện viên và hoạt động gây quỹ.

''Chúng tôi đã thấy hơn 50 phần trăm các tổ chức từ thiện phải cho nhân viên nghỉ việc hoặc nhận Job Keeper hoặc trong một số trường hợp điều chỉnh chi tiêu của họ vì nguồn thu của họ đã bị ảnh hưởng."  

Ông Crosbie đã ca ngợi mức độ hỗ trợ lớn từ các chính phủ nhưng nói rằng nguồn vốn bổ sung công và tư nhân sẽ rất quan trọng khi ngành này phục hồi sau đại dịch.

"Chúng tôi biết rằng có một chuỗi tác động đối với hoạt động gây quỹ khi những khủng hoảng này xảy ra bởi vì một số người xem việc từ thiện là một loại chi tiêu tùy ý, họ sẽ quyên góp từ thiện khi họ tự tin về tương lai kinh tế của mình."

Nhưng lãnh vực từ thiện không chỉ hy vọng tăng thêm được nguồn tài trợ bên ngoài, mà còn hướng vào bên trong.

"Hãy nghĩ xem các tổ chức từ thiện chúng ta tồn tại vì mục đích gì. Làm thế nào để chúng ta quay lại với người thụ hưởng, mục đích của chúng ta và hệ sinh thái trông như thế nào trong vấn đề mà chúng ta đang cố gắng giải quyết và vai trò của tất cả chúng ta là gì."

Đó là giáo sư Kristy Muir-Chủ tịch của Trung tâm Tác động Xã hội. 

Trung tâm này dẫn đầu thúc đẩy sự hợp tác và cải cách lớn hơn trong lĩnh vực hoạt động không lợi nhuận.

Điều đó bao gồm việc xem xét lại các mô hình tài trợ, tập hợp các nguồn lực và hợp tác với các lĩnh vực khác. 

Nhưng bà cảnh báo không cho phép cách tiếp cận dựa trên kiểu thị trường để vượt qua các giá trị cốt lõi - và cảnh báo rằng các tổ chức từ thiện nhỏ đặc biệt có nguy cơ.

Mọi người phải giữ khoảng cách với nhau ít nhất 1.5 mét. 

Xét nghiệm coronavirus nay được mở rộng khắp nước Úc. Nếu bạn thấy có triệu chứng cảm hoặc cúm, hãy thu xếp để được xét nghiệm, bằng cách gọi đến bác sĩ của bạn hoặc liên lạc với với đường dây nóng của Thông tin Y tế Quốc gia về Coronavirus tại số điện thoại 1800 020 080.

App kiểm soát sự lây lan của Covid-19 do chính phủ ban hành, có tên là COVIDSafe, nay đã sẵn sàng để bạn download về máy điện thoại của mình.

SBS cam kết đưa tin đến nhiều cộng đồng đa dạng về tình hình mới nhất của Covid-19. Những tin tức và thông tin cần thiết nay được loan với 63 ngôn ngữ tại .

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share